Về đầu trang

Bảng giá nông sản & nguyên liệu SX TĂCN cập nhật ngày 24/06

Posted by admin

THỊ TRƯỜNG NGÔ

Giá ngô nội địa tại Thái Lan tiếp tục tăng do nhu cầu khởi sắc từ ngành thức ăn chăn nuôi cho heo nhằm phục vụ cho việc vỗ béo heo xuất đi Việt Nam/Trung Quốc, giúp giải phóng một phần lượng ngô dôi dư của Việt Nam.Tại miền Bắc, lượng ngô về cảng vào cuối tháng 6 và tháng 7 rất nhiều trong khi sản lượng các nhà máy chưa tăng như dự kiến nên áp lực bán ra đảo hàng hoặc thoát hàng lớn, đẩy giá tiếp tục giảm thêm.Một số thương nhân đang gom sắn lát từ Sơn La với giá 4600 đồng/kg để xuất đi Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai. Nhu cầu hỏi mua của Trung Quốc tốt hơn nên các kho còn hàng có thể sẽ bán toàn bộ đi Trung Quốc.Ngô đi Cam vẫn rất tốt do giá ngô Thái tiếp tục tăng. Thương mại lớn tập trung bán ngô hàng kho để giải phóng hàng trước khi những lô ngô giá rẻ về cảng nhiều hơn trong tháng 7.

 

Giá ngô Thái tiếp tục tăng vào hôm nay, lên phổ biến 9,4 Bath/kg, tương đương 309 USD/tấn hay 7150 đồng/kg, chênh hơn 2.000 đồng/kg với giá ngô tại cảng miền Nam Việt Nam nên nhu cầu của Thái với ngô Việt Nam tốt.

Giá heo Thái cao, quanh 75 Bath/kg, tương đương 57.000 đồng/kg nhờ nhu cầu gom heo xuất tiểu ngạch/chính ngạch đi Việt Nam tăng mạnh, khiến các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Thái có xu hướng tăng sản lượng cám heo, phục vụ cho việc vỗ béo (thay vì nuôi dưới 110kg/con phục vụ cho thị trường nội địa thì nuôi lên biểu 110-120 kg/con để bán đi Việt Nam). Ngoài ra, nếu quy định mới của Thái Lan liên quan đến việc bổ sung 2 loại thuốc trừ sâu vào danh sách các chất độc hại nhất được thông qua từ đầu tháng 7 tới thì nhập khẩu lúa mì của Thái Lan sẽ gặp trục trặc. Số liệu từ hải quan Thái Lan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2020, nước này đã nhập khẩu gần 1 triệu tấn ngô, chủ yếu từ Myanmar, tăng rất mạnh so với con số gần 60.000 tấn của cùng kỳ năm trước do sản lượng ngô nội địa giảm mạnh trong khi nhu cầu ngô cho chế biến thức ăn chăn nuôi tăng. Tuy nhiên, do Myanmar hết vụ, giá cao (trên 240 USD/tấn) nên thương nhân Thái Lan chuyển sang mua ngô từ Việt Nam với giá tốt hơn rất nhiều.

Đối với ngô đi Philippines, một số trung gian thương mại vẫn đang hỏi mua ngô nội địa/ngô nhập khẩu từ Việt Nam với đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu từ phía Philippines. Một số đơn vị phía Việt Nam đang chào cho hàng giao tháng 6/7 quanh 248-250 USD/tấn CNF Manila.Lượng ngô về cảng miền Bắc trong những ngày cuối tháng 6 và tháng 7 đạt cao khiến áp lực bán ra đảo hàng/thoát hàng tăng mạnh, đẩy giá ngô giảm về vùng quanh 4750 đồng/kg vào tháng 7

Do tàu Antonia S vẫn chưa dỡ xong tại cảng Phú Mỹ nên tàu này sẽ ra cảng Cái Lân trễ hơn dự kiến 26/06 trước đó. Tuy nhiên, tàu Aquavita Sol 67.000 tấn ngô Argentina của thương mại lớn lại chuyển hướng về cảng Cái Lân thay vì cảng Vũng Tàu.Với gần 1 triệu tấn ngô về cảng miền Bắc trong những ngày cuối tháng 6 và cả tháng 7 trong khi thời tiết nắng nóng khiến sản lượng cám của các nhà máy không tăng được như dự kiến sẽ tiếp tục tạo áp lực lên giá ngô.Chào giá ngô CNF giảm nhẹ theo đà giảm của giá thế giới nhưng vùng giá này vẫn cao hơn so với kỳ vọng nhà máy/thương mại nên giao dịch CNF tiếp tục đóng băng.

THỊ TRƯỜNG KHÔ ĐẬU TƯƠNG

Nhu cầu khô đậu tương rất chậm do xuất khẩu thủy sản đi Trung Quốc gặp khó khăn trước yêu cầu các lô hàng xuất khẩu phải có giấy chứng nhận không có virus corona.

Giá cá tra duy trì ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất trong gần 1 năm trở lại đây đang khiến nhiều hộ nuôi có xu hướng bỏ trống ao thay vì giảm đàn/cắt mồi.

Tại miền Bắc, thời tiết nắng nóng khiến việc chăn nuôi không thuận lợi nên sản lượng cám gia súc, gia cầm lẫn thủy sản chưa tăng như kỳ vọng. Dự kiến từ tháng 8 đổ ra, khi thời tiết mát mẻ hơn, người dân thả nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nhiều hơn thì sản lượng cám miền Bắc sẽ khởi sắc hơn.

 

Giá nguyên liệu nhập khẩu ngày 24 /06/2020

Chủng loại Thời gian giao Cái Lân/ Hải Phòng Tình hình giao dịch
Ngô 6 4800-4820 – Tại miền Bắc, có tin cho biết, có nhà máy giảm sản lượng đang bán ngô giao ngay ra với giá dưới 4800 đồng/kg (tại Cái Lân). Các thương mại mua đi bán lại giá quanh mức 4800-4820 đồng/kg.

Một vài bên đang bán ngô giao 26/6 với giá chỉ 4770 đồng/kg. Sang tháng 7 hàng về nhiều (dự kiến trên 600.000 tấn), giá ngô tại miền Bắc có thể xuống dưới 4750 đồng/kg.

– Tàu Aquavita Sol chuyển hướng về cảng Cái Lân thay vì cảng Vũng Tàu như dự kiến trước đó, toàn bộ ngô trên tàu của thương mại lớn.

7 4780
8 4750
9/10/11 4550-4600
Lúa mì 6 6500 – Do tàu lúa mì về cảng rất ít trong tháng 6 nên giá lúa mì giao ngay khan hiếm, giá vẫn giữ ở mức cao.
7
8
9/10 5700-5750
Khô đậu tương 6 8800 – Nhu cầu khô đậu tương rất chậm do xuất khẩu thủy sản đi Trung Quốc gặp khó khăn trước yêu cầu các lô hàng xuất khẩu phải có giấy chứng nhận không có virus corona.. Khô đậu tương mua lượng lớn tại miền Nam đã có thể được giá 8750 đồng/kg (xá cảng Vũng Tàu).
7 8800-8850
8 8900-8950
9/10/11 8800-8850
DDGS 6 5750 Do giá ngô giảm sâu nên giá DDGS tháng 6/7 tại miền Bắc cũng giảm thêm, xuống vùng 5700-5750 đồng/kg tại cảng Hải Phòng.
7 5800
8 5650-5700
9/10/11 5600

Giá nguyên liệu nội địa ngày 24/06/2020 

Chủng loại Địa điểm 24/06 23/06 Tình hình giao dịch
Sắn lát Sơn La 4600 4500-4600 – Một số thương nhân đang gom sắn lát từ Sơn La với giá 4600 đồng/kg để xuất đi Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai. Nhu cầu hỏi mua của Trung Quốc tốt hơn nên các kho còn hàng có thể sẽ bán toàn bộ đi Trung Quốc.
Cám gạo trích ly Hải Phòng 3450-3500 3450-3500

Giá nguyên liệu nhập khẩu hàng cont ngày 24/06/2020 (VND/kg) về khu vực miền Bắc

Chủng loại

Thời gian xếp hàng tại cảng xuất Thời gian về tới Việt Nam Giá CNF (USD/tấn) Quy đổi (VND/kg)
DDGS (Mỹ) 7-8-9 7-8-9-10 223-226

5,476-5,545

Đậu tương (Mỹ)

Loại 1 7-8 7-8-9 383-395 9,204-9,483

Loại 2

7-8 7-8-9 388-390

9,320-9,367

Bã cải đắng (Pakistan) 6-7 6-7-8 255

6,221

Bã cải ngọt (Pakistan)

6-7-8 6-7-8-9 293 7,107
Khô cọ (Indo/Malaysia) 6-7 6-7-8 152

3,821

Khô dừa (Philippines)

7 7-8 211 5,196
Corn Gluten Feed (Trung Quốc) 6-7 6-7-8 185-196

4,590-4,846

Cám mỳ (Mỹ)

7 7-8 180 4,474
Lúa mỳ (Canada) 7 7-8 265

6,454

Tham khảo giá chào ngô CNF về Việt Nam  (USD/tấn, quy đổi theo giá VND bao gồm thuế nhập khẩu 5%, phí làm hàng và tỷ giá 23.300)

Shipment

Cái Lân
USD/tấn

VND/kg

10

190-193 4,795-4,869
11 193-195

4,869-4,917

12

195-202

4,917-5,089

(Tham khảo giá chào ngô Nam Mỹ tại cảng miền Nam/miền Bắc (VND/kg)

Thời hạn giao

Cái Lân

6

4820-4850
7

4750-4850

8

4700-4800
9

4550-4650

10

4550-4650
11

4550-4650

12

4650-4700

Tham khảo giá chào khô đậu tương CNF về Việt Nam  (USD/tấn, quy đổi theo giá VND bao gồm thuế nhập khẩu 2%, phí làm hàng và tỷ giá 23.300)

Shipment Cái Lân
USD/tấn VND/kg
7 371 9.007
8 371 9.007
9 372 9.031
10 374 9.079
11 377 9.150

 Tham khảo giá chào khô đậu tương Nam Mỹ tại cảng miền Bắc (VND/kg) 

Thời hạn giao Cái Lân
6 8800
7 8800
8 8900-8950
9 8950-9000
10 8950-9000
11 8950-9000
12 8950-9000

Bảng giá sản phẩm ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản (VND/kg, riêng với trứng là VND/quả) 

Miền Chủng loại Giá Tình hình giao dịch
Miền Bắc Heo 90.000-92.000 Heo Thái nhập chính ngạch sau 5 ngày cách ly bắt đầu được bán ra, heo tiểu ngạch về cửa khẩu Lao Bảo nhiều hơn trong khi thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ, kéo giá heo miền Bắc giảm nhẹ.
Gà trắng 30.000-32.000 Gà trắng từ miền Bắc được gom đi miền Trung tiêu thụ khoảng 10.000 con/ngày giúp giá gà tăng lại
Gà màu 34.000-45.000 Giá gà ta lai của các công ty giảm do thời tiết nắng nóng khiến nguồn cung ra thị trường tăng
Vịt 42.000-45.000 Tiêu thụ vịt tại các chợ đầu mối tốt đẩy giá tăng
Trứng gà 1.200-1.700 Nguồn cung trứng gà ra thị trường giảm do trứng bị hỏng nhiều

Bảng giá con giống chăn nuôi

Miền Bắc Heo giống (loại 7kg/con) VND/con 3,100,000-3,300,000 Giá heo giống tiếp tục giảm nhẹ do một số công ty tăng nguồn cung giống ra thị trường
Gà trắng 1 ngày tuổi VND/con 8.000-12.000 Chất lượng con giống của một số công ty kém nên vẫn để giá 8.000 đồng/con trong khi số khác để giá 11-12.000 đồng/con
Vịt giống VND/con 14.000-16.000 Vịt giống từ miền Nam đưa ra Bắc nhiều hơn kéo giá vịt giống miền Bắc giảm lại.

Thương nhân biên giới cho biết, heo hậu bị từ Thái Lan nhập chính ngạch về tới cửa khẩu Lao Bảo (bên phía Lào, sau khi cân lại) vào khoảng 16.000-17.000 Bath/con 100kg, quy đổi khoảng 12,6 triệu đồng/con (chưa gồm phí qua biên, kiểm dịch, cách ly), tương đương giá sang tới Việt Nam khoảng 13,6 triệu đồng/con, bằng giá heo hậu bị Việt Nam đang bán ra. Do lượng heo hậu bị các công ty miền Bắc bán ra nhiều hơn sau khi đã thả đầy chuồng như thời điểm trước khi có dịch nên các trại ưu tiên nhập hậu bị nội địa thay vì nhập từ Thái Lan.

 

Trả lời