Về đầu trang

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng vẫn phải nhập khẩu ‘một tɦứ’ nhiều nhất ĐN Á để làm thức ăn chăn nuôi?

Posted by admin

Trong một cuộc trao đổi với các doanh nghiệp nông nghiệp lớn tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nêu câu hỏi: Tại sao một đất nước nông nghiệp bắp cũng phải nhập, đậu nành cũng phải nhập để làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản?”.

Nghịch lý: Nước nông nghiệp vẫn phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ 5 trên toàn cầu vào các năm 2021/2022.

Cụ thể, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.

Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, 8 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 14,45 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá 5,22 tỷ USD, tăng 24,3% về số lượng và 47,4 % về giá trị so với cùng kỳ 2020.

Trong đó, Việt Nam nhập nhiều nhất thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng với khối lượng lên đến 8,97 triệu tấn, tương ứng 2,35 tỷ USD, tăng 49,4% về số lượng và 89,5% về giá trị so với cùng kỳ 2020.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập 5,09 triệu tấn thức ăn giàu đạm đạt 5,09 triệu tấn, tương ứng với 2,27 tỷ USD, giảm 2,6% về số lượng nhưng tăng 28% về giá trị.

Trên thực tế, nghịch lý này đã được đại ᴅɪệɴ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đề cập đến.

Trong một cuộc trao đổi với các doanh nghiệp nông nghiệp lớn tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nêu câu hỏi: Tại sao một đất nước nông nghiệp bắp cũng phải nhập, đậu nành cũng phải nhập để làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản?”.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân trong cuộc tọa đàm với Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ rõ nghịch lý này và bà Huân đề nghị nên có chính sách phát triển vùng nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu.

Cần quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, trao đổi với Dân Việt, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăh nuôi (Bộ NNPTNT) rằng, cần có chính sách, thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích tụ đất nông nghiệp đủ thành cánh đồng mẫu lớn để áp dụng khoa học, công nghệ trong khâu giống (có thể trồng ngô biến đổi gen có năng suất cao), cơ giới hóa đồng bộ để sản xuất ngô, đậu tương, ngô sinh khối làm thức ăn cho chăn nuôi.

 

Chuyến nhanh 500.000 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả mà Chính phủ đã cho phép chuyển sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn và mở rộng việc trồng ngô sinh khối trên đất vụ Đồng ở miền Bắc, miền Trung và nhưng địa phương nào có điều kiện.

Theo ông Chinh, hằng năm, nước ta có khoảng 156,8 triệu tấn phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó gấn 90 triệu tấn có thể thu gom, chế biến, bảo quản làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ, chế biến làm thức ăn cho lợn, gia cầm thay thể một phần nguyên liệu thức ăn nhập khẩu phải nhập khẩu.

“Đây là một tiềm năng to lớn chưa được khải thác hiệu quả, được coi là nguồn tài nguyên tái tạo trong hệ thống nông nghiệp, là nguyên liệu đầu vào của quá trình nông nghiệp tuần hoàn.

Vì vậy, Bộ NNPTNT đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trong đó có Cục Chăn nuôi xây dựng chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân, các mô hình liên kết sản xuất để đầu tư công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ để thu gom, sơ chế, chế biến sâu, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuô côn trùng để lấy protein thay thể cho bột cá, khô dầu và sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp thông qua tiêu hóa của côn trùng” – ông Chinh cho biết.

Cũng theo ông Chinh, giải pháp căn bản nhất để giảm phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, điều này không đơn giản vì nó đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về phát triển, đổi mới thể chế trong quản lý đất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ chuyển đổi và đầu tư khoa học, công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ, trong đó đưa giống ngô, đầu tương biến đổi gen canh tác đại trà ở nước ta chìa khóa cho sự thành công.

Cân nhắc mở rộng ᴅɪệɴ tích ngô biến đổi gen

Đó là đề xuất của TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phát triển ngành chăn nuôi những tháng cuối năm 2021 do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây.

 

Theo ông Trúc, dù là nước nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn nhập nhiều ngô, nguyên nhân là do việc canh tác ngô ở Việt Nam khó cạnh tranh về hiệu quả so với cây trồng khác.

Theo ông Trúc, để chủ động nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Việt Nam vẫn phải tổ chức trồng ngô, đưa giống mới vào sản xuất, cân nhắc mở rộng ᴅɪệɴ tích ngô biến đổi gen…

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây Lương thực, cây thực phẩm (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cho biết, hiện tổng ᴅɪệɴ tích trồng ngô ở Việt Nam ᴅᴀᴏ động từ 900.000 -1,1 triệu ha.

Trong thời gian qua, ᴅɪệɴ tích trồng ngô giảm đáng kể, nguyên nhân là do giá thành sản xuất cao, chi phí lớn, năng suất chưa cao nên lợi nhuận trong sản xuất ngô hạn chế, ᴅɪệɴ tích ngô trồng giảm mạnh.

Cũng theo ông Vương, trong thời gian qua, các giống ngô biến đổi gen thể hiện tính hiệu quả rõ rệt trong việc phòng trừ một số loại sâu bệnh, nhất là sâu keo mùa thu.

Trả lời