Trung Quốc có thể nhập khẩu lên đến 20 triệu tấn ngô mỗi năm, gấp hơn 6 lần mức hiện tại, nhằm đáp ứng sự chuyển đổi sang sử dụng ethanol trong nhiên liệu, nhà phân tích cho biết.
Bắc Kinh có kế hoạch triển khai 1 loại xăng được gọi là E10, chứa 10% ethanol, trên thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Khi chính sách được thực hiện, Trung Quốc cần khoảng 15 triệu tấn ethanol, hoặc 45 triệu tấn ngô, nguyên liệu chủ yếu sản xuất.
Ngô được tiêu thụ ngay sát cánh đồng ngô – khu vực trồng hàng đầu – phía đông bắc Trung Quốc, sau khi 1 loạt các biện pháp được đưa ra vào năm ngoái, để thúc đẩy dự trữ nhà nước.
“Điều này sẽ gây ra khoảng cách nguồn cung khu vực phía nam, và chúng tôi có thể cần nhập khẩu để bù đắp”, Zhang cho biết trong một hội nghị tại Hàng Châu.
Ngô vận chuyển ra khỏi khu vực đông bắc Trung Quốc sẽ giảm ít nhất 30 triệu tấn trong 3-5 năm tới, so với mức hiện tại khoảng 50-60 triệu tấn.
Trung Quốc có thể cần nhập khẩu từ 10-20 triệu tấn trong vụ thu hoạch.
Dự báo này cao hơn đáng kể so với dự báo bởi Bộ nông nghiệp Mỹ, dự kiến nhập khẩu ngô có thể chỉ đạt 3,8 triệu tấn trong năm 2019/20.
Nhập khẩu được dự báo sẽ đạt 1,5 triệu tấn trong năm 2017/18, Bộ nông nghiệp Trung Quốc cho biết.
Tiêu thụ ngô của Trung Quốc trong năm 2017/18 dự kiến sẽ tăng 8,4%, lên 221,97 triệu tấn, Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) cho biết.
Trong đó, nhu cầu công nghiệp từ nhà sản xuất chất làm ngọt, tinh bột và ethanol dự kiến sẽ tăng 14,1%, lên 73 triệu tấn năm 2017/18, CGNOIC dự báo.
“Sẽ có nhiều sản phẩm được chế biến vận chuyển từ khu vực phía đông bắc”, Zhang Guogang, giám đốc phát triển kinh doanh tại SDIC Biotech Investment cho biết.
Công ty đang xây dựng một nhà máy nhiên liệu ethanol 300.000 tấn tại tỉnh Liêu Ninh, dự kiến sẽ đi vào hoạt động tháng 8/2018.