Dự báo giá heo hơi xuất chuồng ngày 3/1: Giá heo tại miền Nam liệu có tăng?
Giá heo hơi hôm nay 3/1 tại các địa phương ở miền Bắc khá ổn định và chỉ có biến động nhẹ ở một số tỉnh. Tuy nhiên so với hồi cuối tuần trước giá heo tiếp tục nhích nhẹ ở một vài nơi và có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng.
Hiện tại các tỉnh như Hải Dương, Sơn La giá heo đang dao động từ 34.000 đồng đến 36.000 đồng một kg. Các tỉnh có giá thấp hơn là Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh,…
Giá heo hơi hôm nay toàn miền hiện đang dao động từ 30.000 đồng đến 36.000 đồng một kg. Với giá bán khoảng 34.000 đồng trở lên nhiều người chăn nuôi đã bắt đầu có lãi, tuy nhiên một số hộ vẫn đang muốn găm hàng đợi lên heo lên 40.000 đồng một kg mới xuất bán.
Còn tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá heo hơi đang dao động từ 26.500 đồng đến 34.000 đồng một kg.
Tại miền Nam giá heo hơi những ngày gần đây đang có nhiều tín hiệu vui cho người chăn nuôi khi bắt đầu tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng một kg. Giá heo ở một số tỉnh trọng điểm đã nhích nhẹ trong đó có Đồng Nai, hiện giá heo hơi tại đây đang dao động từ 28.000 đồng đến 30.000 đồng một kg, cao hơn so với hầu đầu tuần trước.
Việt Nam chi 5,5 tỷ USD nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) năm 2017
Theo Cục chăn nuôi, hiện tại nước ta có 218 cơ sở sản xuất TĂCN công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 31 triệu tấn, cao hơn nhu cầu TĂCN công nghiệp năm 2020 (25 triệu tấn). Giảm lượng TĂCN gia súc, gia cầm công nghiệp trong năm 2017 ước tăng từ 2-3% so với cùng kỳ năm 2016 (năm 2016 sản lượng tăng 7,8% so với năm 2015).
Lượng thức ăn này đáp ứng được nhu cầu cơ bản thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho hoạt động chăn nuôi trong nước và một phần phục vụ hoạt động xuất khẩu sang một số thị trường.
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ước tính năm 2017, tổng khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD giảm 7,7% so với năm 2016 (19,5 triệu tấn, tương đương với 5,8 tỷ USD). Trong đó, thức ăn giàu đạm khoảng 7,2 triệu tấn; thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng khoảng 10, 4 triệu tấn; thức ăn bổ sung khoảng 500 ngàn tấn.