Về đầu trang

Thị trường heo hơi hôm nay (21/8): Giảm trên diện rộng tại hai miền Bắc – Trung

Posted by admin

Giá heo hơi hôm nay (21/8) tại miền Bắc giảm tới 2.000 đồng/kg

Theo ghi nhận, giá heo hơi đồng loạt giảm tới 2.000 đồng/kg tại các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc; với Phú Thọ và Lào Cai xuống 50.000 đồngkg, còn Tuyên Quang và Vĩnh Phúc xuống 51.000 đồng/kg. Tại Bắc Giang có nơi báo giá heo còn 50.000 đồng/kg.

Tại Hải Dương, Ninh Bình, giá heo hơi giảm ít hơn, khoảng 1.000 đồng/kg, xuống 52.000 đồng/kg. Trong khi giá heo hơi cao nhất tại Hưng Yên tiếp tục giảm thêm 500 đồng ngày thứ hai liên tiếp xuống 52.000 đồng/kg.

Còn lại giá heo hơi không có nhiều biến động, dao động trong khoảng 52.000 – 54.000 đồng/kg.

Với sự sụt giảm trong ngày hôm nay, giá heo hơi tại khu vực đang được thu mua trong mức 50.000 – 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay giảm sâu tại miền Bắc.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên quay đầu giảm nhẹ

Cụ thể, tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg. Trong đó, Thanh Hóa xuống 52.000 đồng; Quảng Ngãi còn 46.000 đồng; còn lại đạt 47.000 đồng/kg. Tại Thừa Thiên Huế, giá heo hơi còn giảm tới 2.000 đồng xuống 51.000 đồng/kg.

Ngược lại, tại Quảng Bình và Đắk Lắk, giá heo hơi tăng tới 2.000 đồng/kg lên 52.000 đồng.

Nhìn chung, giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 46.000 – 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam biến động trái chiều

Theo đó, trong khi giá heo hơi tại An Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu tăng khoảng 1.000 đồng lên 51.000 – 52.000 đồng/kg, tại Bến Tre và Đồng Tháp giá heo hơi ghi nhận mức giảm tương tự xuống 50.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại giá heo hơi không có nhiều thay đổi, dao động phổ biến ở mức 50.000 – 51.000 đồng/kg. Sóc Trăng là địa phương có mức giá thấp nhất, 47.000 đồng/kg.

Hiện, giá heo hơi tại miền Nam giao dịch ở mức giá tương đối đồng đều giữa các địa phương, đạt 47.000 – 52.000 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng heo đổ về chợ trong ngày 20/8 đạt 5.100 con, nhưng tình hình buôn bán của thương lái không mấy thuận lợi

Giá heo hơi tăng vọt, doanh nghiệp chăn nuôi ‘trúng mùa, được giá’ nửa đầu năm 2018

Nửa đầu năm 2018, với sự hồi phục của giá heo hơi, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi công bố kết quả kinh doanh khả quan, trong đó có những doanh nghiệp thoát lỗ như Tập đoàn Dabaco, Chăn nuôi Mitraco.

‘Ông lớn’ báo lãi khủng, doanh nghiệp nhỏ thoát lỗ

Trong 6 tháng đầu năm 2018, với sự phục hồi của giá heo, các doanh nghiệp chăn nuôi công bố kết quả lãi khủng hoặc thoát lỗ.

Lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2018 của doanh nghiệp chăn nuôi. 

CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) báo lãi khủng tăng 5,6 lần lên 3.418 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018. Trong cơ cấu lợi nhuận của Masan gần một nửa đến từ các khoản thu nhập một lần do giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu trong Techcombank. Nếu loại bỏ khoản lợi nhuận trên, lãi ròng của Masan Group tháng đầu năm đạt 1.559 tỷ đồng.

Hưởng lợi từ giá heo tăng, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 93 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 20 tỷ đồng. Cùng xu hướng đó, CTCP Chăn nuôi – Mitraco (Mã: MLS) cũng thoát lỗ với lợi nhuận sau thuế 2,1 tỷ đồng trong quý II/2018, trong khi cùng kỳ lỗ gần 31 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh kém tích cực trong quý I/2018, Chăn nuôi Mitraco báo lỗ 3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, trong khi nửa đầu năm 2017 lỗ 30 tỷ đồng.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (Mã: VLC) có lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 135 tỷ đồng, tăng 17,4% so cùng kỳ.

Trong khi đó, giá heo tăng lại tác động tiêu cực đến giá nguyên liệu đầu vào của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, Mã: VSN). Trong 2 quý đầu năm, Vissan báo lãi 72 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,4% so với nửa đầu năm ngoái.

Doanh thu doanh nghiệp chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2018.

Về doanh thu của các công ty, nửa đầu năm 2018, Tập đoàn Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.139 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Dabaco, doanh thu bán thành phẩm đạt 2.428 tỷ đồng, tăng 10,4%; doanh thu bán hàng hóa ghi nhận 658 tỷ đồng, tăng gần 50%. Vissan ghi nhận doanh thu tăng 6% lên 2.004 tỷ đồng.

Diễn biến ngược chiều, Masan ghi nhận doanh thu giảm gần 4% xuống còn 18.0378 tỷ đồng. Theo đánh giá của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng ACB (ACBS), giá heo thấp trong quý I/2018 tác động tiêu cực đến doanh thu và biên lợi nhuận của mảng thức ăn chăn nuôi của Masan.

Theo đánh giá của Masan, thị trường thức ăn chăn nuôi ước tính đã giảm từ 6,3 triệu tấn trong năm 2016 còn 3,4 triệu tấn trong năm 2017, do đó doanh thu thuần của MSN đã giảm 32,8% trong nửa đầu năm 2018 còn 6.693 tỷ đồng.

Sự sụt giảm này còn có nguyên nhân từ sự gia tăng sử dụng các sản phẩm thức ăn tự trộn, khoảng 0,7 triệu tấn thức ăn công nghiệp trên thị trường đã bị chuyển sang các loại thức ăn tự trộn. Biozeem “Xanh”, dòng sản phẩm trung cấp được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi người chăn nuôi sang sử dụng lại thức ăn chăn nuôi công nghiệp thay vì cho thức ăn tự trộn.

Tuy nhiên, do giá heo phục hồi, người nông dân đang dần chuyển sang chế độ chăn nuôi năng suất cao và điều này sẽ giúp tăng doanh thu của Bio-zeem “Đỏ”, dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp của Masan. Sản lượng tiêu thụ Bio-zeem “Đỏ” đã tăng 36% từ tháng 4 đến tháng 6/2018.

Masan đang thực hiện kế hoạch bán ra thịt tươi có thương hiệu vào cuối năm 2018. Với trang trại chăn nuôi heo tại Nghệ An đi vào hoạt động và việc khởi công tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam vào tháng 2/2018.

Hai doanh nghiệp chăn nuôi khác là TCT Chăn nuôi Việt Nam, Chăn nuôi Mitraco cũng ghi nhận doanh thu giảm lần lượt 4,6% và 7,8% trong 6 tháng đầu năm 2018.

Hàng tồn kho xu hướng giảm so sánh cùng thời điểm năm 2017

Khoản mục hàng tồn kho của các doanh nghiệp chăn nuôi nửa đầu năm 2018 không có nhiều biến động. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2017, hàng tồn kho của các doanh nghiệp chăn nuôi lại có xu hướng giảm nhẹ.

Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chăn nuôi tính đến 30/6/2018.

Tổng giá trị hàng tồn kho của Masan tính đến 30/6/2018 đạt 4.952 tỷ đồng, tăng gần 14% so với thời điểm đầu kỳ, nhưng giảm 6% so với thời điểm 30/6/2017.

Diễn biến cùng chiều, hàng tồn kho của Tập đoàn Dabaco tại thời điểm 30/6 đạt 2.335 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu kì và giảm nhẹ 4% so sánh cùng thời điểm năm 2017.

Trong cơ cấu hàng tồn kho của Tập đoàn Dabaco, các khoản mục liên quan đến hoạt động chăn nuôi so với thời điểm đầu năm 2018. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoạt động chăn nuôi và hoạt động khác là 1.077 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng. Giá trị hàng hóa đạt 109 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng, thành phẩm hoạt động sản xuất và chăn nuôi đạt 47 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của Chăn nuôi Mitraco và TCT Chăn nuôi Việt Nam đạt lần lượt 61 tỷ đồng và 342 tỷ đồng, tăng hơn 15% và 14% so với đầu kỳ.

Cùng xu hướng, doanh nghiệp chế biến thực phẩm Vissan có giá trị hàng tồn kho tại ngày 30/6/2018 là 405 tỷ đồng, tương đương thời điểm 1/1/2018, nhưng tăng hơn 13% so với cùng thời điểm 2017. Trong cơ cấu hàng tồn kho của Vissan, giá trị thành phẩm đạt 281 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với thời điểm đầu năm, chiếm gần 70% giá trị hàng tồn kho.

Diễn biến giá heo hơi hai miền Bắc – Nam quý I/2016 – quý II/2018.

Giá thịt heo phục hồi từ giữa quý 2/2017 và bật tăng mạnh kể từ giữa quý 2/2018. Cụ thể, giá thịt heo cuối quý 2/2018 tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 57% so với cuối năm 2017. Ghi nhận ngày 20/8/2018, giá heo dao động từ mức 47.000 – 53.000 đồng/kg tùy khu vực.

Theo dự báo giá heo hơi của Tập đoàn Dabaco, giá thịt heo có thể được giữ ổn định ở mức trên 50.000 đồng/kg ít nhất là trong chu kỳ 17-18 tháng tiếp (chu kỳ nuôi heo).

Diễn biến gần đây, ngày 27/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số giải pháp ổn định nguồn cung mặt hàng thịt heo, không đẩy giá heo vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg. Như vậy, với mức giá tại thời điểm hiện tại, giá heo hơi đang được kiểm soát ở ngưỡng giá phù hợp với định hướng trên.

Nguồn : Copy

 

Trả lời