Về đầu trang

“Đấu” với Mỹ về đậu tương, “Vua ép đậu” Trung Quốc xin phá sản

Posted by admin

Không ngờ đã phản tác dụng, gây nên vấn đề về tiền tệ trong nước, ngành công nghiệp ép đậu quy mô lớn trong nước phải trả giá đắt, “Vua ép đậu” – tỷ phú Sơn Đông Thiệu Trọng Nghị đã làm thủ tục xin phá sản…

Thu hoạch đậu tương ở một nông trại Mỹ.

Sau khi Mỹ khai mào cuộc chiến bằng cách tăng thuế suất 25% đ.a’nh vào 34 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào, Trung Quốc đã lập tức trả đũa với mức thuế và quy mô tương tự, trong đó có đậu tương của Mỹ.

Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu đậu tương của Mỹ lớn nhất, vì vậy Trung Quốc cho rằng đậu tương là vũ khí quan trọng để đ.a’nh thẳng vào “thùng phiếu” của ông Trump.

Thế nhưng, ông Trump chẳng những không lùi bước mà còn nhanh chóng công bố danh mục các mặt hàng Trung Quốc trị giá 200 tỷ sẽ bị Mỹ tăng thuế suất 10%, tiếp đó còn bày tỏ chính phủ Mỹ sẽ xem xét tiếp tục tăng số hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị tăng thuế lên tới 500 tỷ USD.

Để bù đắp tổn thất cho nông dân Mỹ, Bộ Nông nghiệp nước này đã quyết định tài trợ 12 tỷ USD cho những nông dân và chủ nông trại bị ảnh hưởng.

Thiệu Trọng Nghị – Vua ép đậu một thời bị phá sản vì chiến tranh thương mại.

Ngành ép đậu Trung Quốc lao đao

Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp ép đậu lớn nhất thế giới. Sản phẩm của các xưởng gia công là dầu ăn và bã đậu dùng làm thức ăn gia súc; nhưng do giá thịt lợn giảm thấp khiến giá thức ăn cũng giảm theo, các xưởng ép đậu lâm vào khó khăn

Nay lại thêm chiến tranh thương mại khiến giá đậu hạt trong nước tăng vọt, giáng đòn chí t.ử vào các hãng gia công chế biến đậu.

Trong 1 năm qua, các nhà máy ép đậu cả nước từ Quảng Tây ở miền Nam tới Sơn Đông ở miền Bắc đều lâm vào tình cảnh vật lộn với khó khăn để tồn tại. Hiện đã có hơn 20 nhà máy ép đậu phải ngừng hoặc giảm sản xuất, tạo thành hiện tượng giảm sản xuất quy mô lớn hiếm thấy từ xưa tới nay.

Bã đậu là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành chăn nuôi.

Hãng Reuters dẫn ý kiến phân tích của cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Cofeed cho rằng mấy xưởng ép đậu lớn nhất Trung Quốc công suất 80 ngàn tấn đậu/ngày, chiếm 20% tổng sản lượng của toàn Trung Quốc mấy tuần nay hoặc giảm sản lượng, hoặc phải tạm thời đóng cửa.

Trung tuần tháng 7 vừa qua, tòa án huyện Doanh, thành phố Nhật Chiếu, Sơn Đông công bố văn bản về việc Tập đoàn Thần Hy, Sơn Đông xin phá sản với lý do không thanh toán được nợ nần đáo hạn.

Mấy năm trước đây, Thần Hy ở trên đỉnh cao thành đạt. Là một trong số mấy xí nghiệp tư nhân nhập khẩu đậu tương lớn nhất Trung Quốc, năm 2012 Thần Hy nhập tới 5,51 triệu tấn, chiếm 1/10 số lượng đậu hạt nhập khẩu của cả nước. Ông Thiệu Trọng Nghị, người sáng lập và Chủ tịch công ty trở thành người giàu nhất tỉnh Sơn Đông với số tài sản 19 tỷ NDT.

Vì sao một doanh nghiệp lớn như thế lại bị nhanh chóng sụp đổ? Tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật phân tích, cho rằng: nhu cầu về bã đậu giảm khiến tình hình kinh doanh của công ty trở nên sa sút; ngoài ra do chính phủ siết chặt chính sách tiền tệ.

Tình hình quay vòng vốn trở nên xấu đi, lại thêm cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ khiến giá thành đậu tương tăng vọt đã trở thành nhát giáo cuối cùng kết liễu số phận của Thiên Hy.

Các doanh nghiệp Mỹ được lợi

Việc Trung Quốc ngăn cản đậu tương, không ngờ lại khiến các doanh nghiệp Mỹ hưởng lợi lớn, ngành công nghiệp ép đậu Mỹ bỗng phồn vinh một cách không ngờ; những doanh nghiệp ép đậu ở suốt dải miền Trung và Tây nước Mỹ đã có mức lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử.

Cảnh bốc dỡ đậu tương Mỹ thế này đã không còn thấy ở các cảng Trung Quốc nữa.

Theo Reuters, ngày 12/7 theo tính toán của Sở giao dịch Chicago, tỷ lệ lợi nhuận của mỗi Bushel là 2,2 USD, cao thứ 2 trong lịch sử. Một chủ công ty ép đậu niêm yết trên sàn chứng khoán nói: “Thật là cơ hội ngàn năm có một, chúng tôi giàu to rồi”.

Archer Daniels Midland (ADM) – một trong 4 hãng chế biến lương thực lớn nhất thế giới có ngành ép hạt quy mô đạt 14,1 tỷ USD; trong đó khoảng 50% cơ sở đặt ở Mỹ. Một nhà phân tích của hãng này nói: lợi nhuận lớn trong gia công đậu tương đã khiến ADM phát tài.

Reuters đưa tin, do Argentina – nước xuất khẩu đậu tương lớn, bị hạn hán nặng, nên nhiều hãng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn ở châu Á và châu Âu đều tìm đến mua bã đậu của Mỹ.

Các công ty ép đậu của Trung Quốc cũng không có cách nào khác ngoài việc phải mua đậu tương Mỹ với giá đắt; cộng thêm với ngành chăn nuôi Trung Quốc vẫn đang khó khăn nên tương lai của các công ty ép đậu nước này vẫn rất ảm đạm.

Nguồn : Báo Viettimes

Trả lời