Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào? Dịch tả đã về đến Hải Phòng bà con chú ý nhé
Những cảnh báo cho người chăn nuôi
Theo thông tin từ Cục Thú y, tại Hưng Yên có 2 ổ dịch với hơn 130 con lợn. Tại Thái Bình, có một ổ dịch với 123 con lợn. Ngay sau khi phát hiện, toàn bộ số lợn mắc bệnh đã được tiêu hủy; chính quyền địa phương lập các chốt chặn vận chuyển, buôn bán lợn sống, các sản phẩm thịt lợn, đồng thời khử trùng toàn bộ môi trường khu vực chăn nuôi, các chợ dân sinh.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp.
Bệnh này hiện không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn choai, lợn thịt. Cục Thú y đã lấy hàng trăm mẫu phân tích đối với các đàn lợn ở khu vực xung quanh ổ dịch được phát hiện và đang chờ kết quả chính thức.
Giống như bệnh dịch tả truyền thống, dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trừng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng.
Hiện đã có chính sách hỗ trợ đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi nếu đàn lợn bị tiêu hủy, với mức giá chung là 38.000 đồng/kg. Khi phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người dân khai báo đến chính quyền, cơ quan thú y địa phương để được hỗ trợ xử lý dịch bệnh cũng như hưởng chính sách đền bù; tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không tự ý vứt xác lợn chết ra môi trường.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng thế nào đến con người?
Các tài liệu cho thấy, không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người.
Theo PGS Nguyễn Bá Hiên, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.
Tuy nhiên, lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt lợn mắc bệnh, chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.
Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.
Dịch tả lợn châu Phi được cảnh báo có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua vận chuyển, lưu hành thịt lợn bị nhiễm bệnh. Virus này sống rất khỏe, có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc muối, thức ăn chăn nuôi.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát đi cảnh báo, chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Việt Nam siết chặt giám sát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C.
TIN NÓNG : Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã về tới Hải Phòng
Báo Giáo Dục Thời Đại