Về đầu trang

Bảng giá nông sản – nguyên liệu sản xuất TĂCN ngày 23/07

Posted by admin

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Gía nguyên liệu TĂCN thế giới

NGÔ

Nguồn gốc 22/07 19/07 Ghi Chú
Mỹ – CBOT 166.2 169.5 Kỳ hạn tháng 09/2019
Mỹ – CBOT 167.9 171.5 Kỳ hạn tháng 12/2019
Brazil – BMF 164.3 165.6 Kỳ hạn tháng 09/2019
Brazil – BMF 172.9 173.3 Kỳ hạn tháng 11/2019
Argentina – FOB 168.0 172.0 Kỳ hạn tháng 7-9/2019
Argentina –FOB 174.0 176.0 Kỳ hạn tháng 11-12/2019

LÚA MỲ

Nguồn gốc 22/07 19/07 Ghi chú
Mỹ – CBOT 179.0 184.6 Kỳ hạn tháng 09/2019
Mỹ – CBOT 183.4 188.6 Kỳ hạn tháng 12/2019
Argentina – FOB 240.0 240.0 Kỳ hạn tháng 8-10/2019
Argentina –FOB 198.0 200.0 Kỳ hạn tháng 11-12/2019

ĐẬU TƯƠNG

Nguồn gốc 22/07 19/07 Ghi chú
Mỹ – CBOT 328.5 333.3 Kỳ hạn tháng 09/2019
Mỹ – CBOT 332.8 337.7 Kỳ hạn tháng 11/2019
Argentina – FOB 348.0 352.0 Kỳ hạn tháng 8-10/2019
Argentina – FOB 362.0 364.0 Kỳ hạn tháng 11-12/2019
Brazil – BMF 328.5 333.4 Kỳ hạn tháng 09/2019
Brazil – BMF 332.8 337.8 Kỳ hạn tháng 11/2019

KHÔ ĐẬU TƯƠNG

Nguồn gốc 22/07 19/07 Ghi chú
Mỹ – CBOT 341.5 344.5 Kỳ hạn tháng 09/2019
Mỹ – CBOT 346.6 350.1 Kỳ hạn tháng 12/2019
Argentina – FOB 318.0 321.0 Kỳ hạn tháng 8-9/2019
Argentina – FOB 325.0 328.0 Kỳ hạn tháng 10-12/2019

BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI 23/07/2019

Nguyên Liệu Nguồn Gốc Địa điểm giao 23/07 22/07 Ghi Chú
 Ngô Nam Mỹ ( Ah – Br ) Cảng Cái Lân 5,800 – 5,850 5,800 – 5,850 Giao tháng 7 hàng xá
Mỹ
Nội Địa Sơn La 5,800 Khô sấy tại kho,giao ngay
Ngô tươi
Đắc Lắc Ngô tươi
Ngô tươi Khô sấy tại kho,giao ngay
Lúa Mỳ Lúa Mỳ EU Cảng Cái Lân 6,450 6,450 Giá NK tháng 7 hàng rời
DDGS NK Mỹ Hải Phòng 5,850 5,850 Hàng xá trong cont  tháng 6
Sắn Lát Nội địa Sơn La 4,800 4,800 Mì đi nhà máy cám nội địa ( độ ẩm dưới 15%)
Cám Gạo NK Ấn Độ Hải Phòng –  Cám trích ly loại 1 Xá trong cont giao tháng 7
Hải Phòng –  Cám trích ly loại 2 4,950-5,000 4,850 Xá trong cont giao tháng 7
Cám Mỳ NK Indonesia Hải Phòng – cám mỳ viên 4,900 4,900 Xá trong cont giao tháng 7
Khô Đậu Tương  

Argentina

Cảng Cái Lân 9,050 9,050 Giá giao tháng

7

Khô dầu hạt cải Dubai Hải Phòng 7,500 7,500 Bã cải ngọt xá trong cont giao tháng 7
Ấn Độ Hải Phòng 5,950 5,950 Bã cải đắng xá trong cont giao tháng 7
Khô dầu cọ Philipin Hải Phòng 3,300 3,300 Xá trong cont giao tháng 7
Khô dầu dừa Philipin Hải Phòng 5,100 5,100 Xá trong cont giao tháng 7
Bột xương thịt Châu Âu Hải Phòng 8,500 8,500 Xá trong cont giao tháng 7

CHÀO GIÁ NHẬP KHẨU:

NGUYÊN LIỆU 22/07 19/07

Đơn vị : USD / tấn

Ngô -Nam Mỹ – Cái Lân Giao tại cảng xuất tháng 8/9 215 216
Giao tại cảng xuất tháng 10 219 219
Giao tại cảng xuất tháng 11 223 223
Giao tại cảng xuất tháng 12 226 227
Lúa Mỳ Châu Âu-Nam Mỹ – Cái Lân Giao tại cảng xuất tháng 6
DDGS  Mỹ – Hải Phòng Giao tại cảng xuất tháng 8 240 240
Khô Đậu Tương – Cái Lân Giao tại cảng xuất tháng 8 370 367
Giao tại cảng xuất tháng 9 373 370
Giao tại cảng xuất tháng 10 374 372
Giao tại cảng xuất tháng 11/12 382 380
Bã cải ngọt – Hải Phòng Giao tại cảng xất tháng 7 320 320
Bã cải đắng – Hải Phòng Giao tại cảng xất tháng 7 240 240
Cám gạo trích ly – Hải Phòng – loại 2 Giao tại cảng xuất tháng 7 202 202
Đậu tương Mỹ – Hải Phòng Loại 1 Giao tại cảng xuất tháng 8 415 403
Loại 2 Giao tại cảng xuất tháng 8 406 394

3,3 triệu con heo bị tiêu hủy, ngành thức ăn chăn nuôi cũng mệt mỏi

Để đối phó, các nhà máy sản xuất đã phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, chuyển từ sản xuất thức ăn chăn nuôi heo sang làm thức ăn cho gà và thủy sản để thay thế nguồn sụt giảm.

 Nhu cầu thức ăn chăn nuôi đã giảm sút khi hàng triệu con heo bị chết và tiêu hủy khắp cả nước nhưng theo các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, khó khăn thực sự vẫn còn đang ở phía trước.

Hơn một tháng qua, ông Nguyễn Quang Hóa – giám đốc một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Bình Dương – gần như phải cho máy móc hoạt động nửa công suất vì một số trại nuôi heo là khách hàng của công ty bị dính bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF).

 “Chúng tôi là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ với khách hàng chỉ 20 trang trại. Chỉ cần vài khách hàng ngưng nuôi là sản lượng kinh doanh giảm mạnh”, ông Hóa cho hay.

Trong khi đó, dù vẫn đạt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao hơn so với nửa đầu năm 2018 nhưng Công ty TNHH De Heus, một trong số những đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam, cũng đang gặp những khó khăn cho nửa cuối năm.

 Ông Gabor Fluit – tổng giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn De Heus – thừa nhận những khó khăn của ngành khi dịch ASF diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng. “Chúng tôi đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình trong nửa cuối năm 2019. Theo đó, thay vì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ như kế hoạch cuối năm 2018 xây dựng, chúng tôi chỉ đặt mục tiêu bằng với năm trước”, ông Gabor Fluit nói.

Ông Gabor nhận định: “Theo kinh nghiệm từ Trung Quốc thì phải sau 9 tháng xảy ra dịch bệnh, nhu cầu thức ăn cho heo mới sụt giảm mạnh. Trong khi dịch ASF xảy ra tại VN từ tháng 2-2019, do đó khó khăn với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào cuối năm nay và đầu năm tới”, ông Gabor cho hay.

Duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa nhiễm dịch tả heo châu Phi

Theo Bộ NN&PTNT, dịch bệnh ASF đã lây lan ra 62 tỉnh, thành phố trên cả nước (chỉ còn Ninh Thuận chưa phát hiện dịch) với tổng số heo tiêu hủy hơn 3,3 triệu con (chiếm khoảng 10% tổng đàn heo). Trong thời gian tới, nguy cơ ASF tiếp tục phát sinh và lây lan theo ba hướng: phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày; dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ

 

Trả lời