Giá heo hơi tham khảo ngày hôm nay 17/6: Giảm sâu
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc:
Thị trường miền Bắc hôm nay giảm nhẹ sau một ngày chững giá. Tuy nhiên, điều chỉnh giảm chỉ diễn ra tại một số ít các địa phương.Tình hình buôn bán những ngày gần đây tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam vô cùng đìu hiu, ế ẩm.Với 50 khoang chuồng trại phục vụ hoạt động buôn bán thì chỉ còn hơn chục chuồng hoạt động. Không có người mua, các thương lái đến đây cũng ngày một thưa thớt.
Giá heo hơi biến động từng ngày, thêm vào đó thời tiết miền Bắc đang trong những ngày nắng nóng cao điểm, khiến heo bị hao hụt buộc người buôn phải gánh lỗ.
So với hình ảnh tấp nập kẻ mua người bán cùng hơn 1.000 con heo được giao dịch mỗi ngày thì giờ đây chỉ còn vài trăm con. Người mua không có nhưng giá vẫn còn neo ở ngưỡng cao.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang |
92.000 |
– |
Yên Bái |
89.000 |
– |
Lào Cai |
91.000 |
– |
Hưng Yên |
91.000 |
-1.000 |
Nam Định |
91.000 |
– |
Thái Nguyên |
91.000 |
– |
Phú Thọ |
88.000 |
– |
Thái Bình |
92.000 |
-1.000 |
Hà Nam |
91.000 |
-1.000 |
Vĩnh Phúc |
89.000 |
-1.000 |
Hà Nội |
90.000 |
– |
Ninh Bình |
91.000 |
– |
Tuyên Quang |
89.000 |
-1.000 |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung
Thị trường miền trung, Tây Nguyên sau nhiều ngày giảm sâu vẫn tiếp tục giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg trong hôm nay.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hoá |
86.000 |
-2.000 |
Nghệ An |
86.000 |
-2.000 |
Hà Tĩnh |
86.000 |
-2.000 |
Quảng Bình |
84.000 |
-1.000 |
Quảng Trị |
83.000 |
-1.000 |
Thừa Thiên Huế |
84.000 |
-1.000 |
Quảng Nam |
85.000 |
-2.000 |
Quảng Ngãi |
83.000 |
-1.000 |
Bình Định |
83.000 |
-1.000 |
Khánh Hoà |
90.000 |
– |
Lâm Đồng |
86.000 |
-2.000 |
Đắk Lắk |
84.000 |
-1.000 |
Ninh Thuận |
83.000 |
-1.000 |
Bình Thuận |
87.000 |
– |
Giá heo hơi hôm nay tại Miền Nam
Heo hơi miền Nam hôm nay đồng loạt giảm sâu trên toàn khu vực, mức giảm sâu nhất lên đến 5.000 đồng/kg.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước |
86.000 |
-2.000 |
Đồng Nai |
88.000 |
– |
TP HCM |
85.000 |
-2.000 |
Bình Dương |
85.000 |
-3.000 |
Tây Ninh |
85.000 |
-5.000 |
Vũng Tàu |
88.000 |
– |
Long An |
88.000 |
-2.000 |
Đồng Tháp |
86.000 |
-4.000 |
An Giang |
86.000 |
-4.000 |
Vĩnh Long |
85.000 |
-1.000 |
Cần Thơ |
86.000 |
-3.000 |
Kiên Giang |
88.000 |
-2.000 |
Hậu Giang |
87.000 |
-3.000 |
Cà Mau |
86.000 |
– |
Tiền Giang |
87.000 |
-3.000 |
Bạc Liêu |
87.000 |
-3.000 |
Trà Vinh |
87.000 |
-1.000 |
Bến Tre |
88.000 |
-1.000 |
Sóc Trăng |
86.000 |
-2.000 |
Giá lợn sống tại Thái Lan tăng mạnh sau thông tin Việt Nam nhập khẩu
Sau tin doanh nghiệp Việt sẽ nhập lợn sống từ Thái Lan, giá lợn hơi tại nước này tăng mạnh. Thương nhân cho rằng nếu không tính toán kĩ lưỡng, doanh nghiệp nhập khẩu có thể bị lỗ.
Chiều 11/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phát đi thông báo cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6.
Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải có xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và phúc lợi động vật, đồng thời phải có cơ sở nuôi cách li kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Ở chiều ngược lại, Thái Lan đăng kí 8 trang trại xuất khẩu lợn sống sang Việt Nam. Số lượng trang trại đăng kí có thể thay đổi tùy từng thời điểm nhưng bảo đảm các trang trại này đều được cơ quan thú y có thẩm quyền của Thái Lan giám sát và đăng kí với Cục Thú y Việt Nam.
Trong 3 ngày, giá lợn hơi tại Thái Lan tăng 8.000 đồng/kg
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Trần Sum, Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, cho biết đơn vị này mới hoàn tất các thủ tục nhập khẩu lợn sống với đối tác Thái Lan. Dự kiến đầu tuần tới, lô hàng 2.000 con lợn sống sẽ được chuyển về khu vực biên giới giữa Lào và Thái Lan để chờ vận chuyển về Việt Nam.
Ông Sum thông tin thêm kể từ khi công bố cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, giá lợn hơi tại Thái Lan tăng mạnh. Chỉ trong 3 ngày, giá lợn hơi tại Thái Lan đã tăng thêm 8.000 đồng/kg, vượt mức 60.000 đồng/kg.
Tính trung bình mỗi con lợn nặng 100 kg, doanh nghiệp phải trả thêm 800.000 đồng/con. Bên cạnh đó là phí vận tải, phí kiểm dịch, bến bãi, thuế tạm nhập tái xuất,… và các yếu tố như hao hụt, rủi ro lợn chết.
Tổng chi phí tăng thêm cho mỗi con lợn khoảng 1,5 triệu đồng. Như vậy, giá lợn hơi về Việt Nam đã lên đến 80.000 đồng/kg. Đại diện doanh nghiệp cho rằng nếu không tính toán cẩn thận, có nguy cơ lỗ nặng.
Ông Hòa Bình, Giám đốc trại chăn nuôi lợn Hòa Bình, cho biết nếu cộng tất cả chi phí, giá lợn hơi về theo đường biên giới Lào là 82.000-84.000 đồng/kg, còn Campuchia là 84.000-86.000 đồng/kg. Mức giá này tăng 10.000 đồng/kg so với 10 ngày trước.
Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước ngày 14/6 đồng loạt giảm. Tại miền Bắc, giá giảm 1.000-3.000 đồng/kg, phổ biến dao động 90.000-92.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung và miền Nam giảm xuống quanh mức 84.000-89.000 đồng/kg, một số tỉnh còn 83.000 đồng/kg.
Trước đó, ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết giá lợn hơi tại Thái Lan dao động 55.000-57.000 đồng/kg. Việc cho nhập lợn sống từ Thái Lan về giết mổ thương phẩm sẽ tác động tích cực đến giá lợn hơi trong nước.
Chỉ đạo ngăn chặn buôn lậu lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới
Bộ NN&PTNT mới có công văn hỏa tốc gửi Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia); UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn thú y, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng,… từ các nước vào Việt Nam.
Bộ NN&PTNT đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam; đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia.
Thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào Việt Nam.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh.
Bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở với các nước Lào, Campuchia. Trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.
Công ty C.P. Việt Nam không có kế hoạch nhập khẩu heo hơi từ Thái Lan
Ngày 12/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức cho các doanh nghiệp nhập khẩu heo sống từ Thái Lan để bù đắp nguồn cung bị thiếu hụt trong nước với điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Trao đổi với người viết, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan để bù đắp nguồn cung thiếu hụt nhưng công ty vẫn chưa có kế hoạch nhập về.
Tuy nhiên, ông Tuấn từ chối bình luận về lí do tại sao công ty không nhập khẩu trong khi hàng loạt các công ty khác đăng ký mua heo từ Thái Lan về trong bối cảnh nguồn cung trong nước đang khan hiếm.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, một ngày trước khi lệnh cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan chính thức có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp đăng kí nhập heo sống về bán. Số lượng heo đăng kí nhập khẩu đã lên tới 800.000 con.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thái Lan đã đăng kí 8 trang trại xuất khẩu heo sống sang Việt Nam.
Số lượng trang trại đăng kí có thể thay đổi tùy từng thời điểm nhưng bảo đảm các trang trại này đều được Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Thái Lan giám sát và đăng kí với Cục Thú y Việt Nam.
Các trang trại chăn nuôi này được quản lí theo tiêu chuẩn TSA 6403-2009 của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt đối với trang trại chăn nuôi heo, bao gồm quản lí chung về vệ sinh trang trại, vệ sinh môi trường, phòng chống và giám sát dịch bệnh, phúc lợi động vật, quản lí thức ăn, nước uống dùng cho heo…
Chia sẻ nhanh với người viết, ông Phạm Trần Sum, Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết C.P. Thái Lan không nằm trong số 8 doanh nghiệp của Thái Lan đăng kí xuất khẩu heo sang Việt Nam.
Việt Đức cũng là một trong những doanh nghiệp đăng kí nhập khẩu heo sống từ Thái Lan với số lượng khoảng 2.000 con.