Về đầu trang

Giá heo hơi hôm nay 19/6: Chững giá , một vài nơi tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg

Posted by admin

Theo Báo Công Thương, heo hơi nhập khẩu mang nhiều rủi ro lớn về lây lan dịch bệnh nếu không được giám sát nghiêm ngặt trong thời gian cách ly 30 ngày, đặc biệt đối với dịch tả heo châu Phi hiện chưa được kiểm soát hoàn toàn ở khu vực.

Việc nhập khẩu heo hơi mặc dù mang tính tình thế đối với các quan quản lý nhà nước, nhưng cũng cần phải tính đến sự ổn định bền vững và vai trò các bên trong phát triển kinh tế xã hội.

Để bình ổn giá thịt heo và ngành chăn nuôi phát triển bền vững, việc một số địa phương hỗ trợ kinh phí để mua con giống trong nước xem ra là kém hiệu quả, bởi vì lượng con giống trong nước hiện tại có giới hạn và rất thiếu, do nhiều người chăn nuôi có nhu cầu mua con giống.

Vì thế, việc hỗ trợ này sẽ gây ra những bất ổn, không làm tăng nguồn con giống và khả năng tái đàn của người dân mà nên hỗ trợ để nhập khẩu con giống có hiệu quả tốt hơn. Điều này cũng được rất nhiều người trên các diễn đàn chăn nuôi heo ủng hộ.

Thay vì nhập heo sống để để giết mổ và tiêu thụ, kéo giá heo hơi trong nước xuống thấp làm người chăn nuôi chán nản với việc tái đàn. Nhập con giống và bán với giá thấp có tác dụng kích thích tái đàn hiệu quả hơn rất nhiều.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc:

Giá heo hơi hôm nay khu vực miền Bắc xuất hiện một số nơi điều chỉnh trái chiều.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

90.000

Yên Bái

90.000

+1.000

Lào Cai

91.000

Hưng Yên

92.000

Nam Định

90.000

Thái Nguyên

90.000

-1.000

Phú Thọ

89.000

+1.000

Thái Bình

92.000

+2.000

Hà Nam

90.000

Vĩnh Phúc

89.000

Hà Nội

88.000

Ninh Bình

90.000

Tuyên Quang

89.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung

Heo hơi miền Trung, Tây Nguyên sau một ngày chững giá đã đã tiếp tục giảm từ 1.000 – 2.000 đồng. Đáng chú ý, Thanh Hóa tăng 2.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi lên 88.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

88.000

+2.000

Nghệ An

86.000

Hà Tĩnh

86.000

Quảng Bình

84.000

Quảng Trị

83.000

Thừa Thiên Huế

84.000

Quảng Nam

85.000

Quảng Ngãi

83.000

Bình Định

83.000

Khánh Hoà

89.000

-1.000

Lâm Đồng

86.000

Đắk Lắk

82.000

-2.000

Ninh Thuận

83.000

Bình Thuận

85.000

-2.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam

Tại thị trường miền Nam giá heo hơi hôm nay hầu như thay đổi so với hôm qua. Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở vài nơi.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

85.000

-1.000

Đồng Nai

87.000

-1.000

TP HCM

85.000

Bình Dương

85.000

Tây Ninh

85.000

Vũng Tàu

87.000

-1.000

Long An

88.000

Đồng Tháp

86.000

An Giang

86.000

Vĩnh Long

85.000

Cần Thơ

86.000

Kiên Giang

87.000

-1.000

Hậu Giang

87.000

Cà Mau

86.000

Tiền Giang

87.000

Bạc Liêu

85.000

Trà Vinh

87.000

Bến Tre

85.000

Sóc Trăng

86.000

Không vội vã tái đàn

Tháng 5/2019, DTLCP khởi phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Sau hơn 1 năm, đại dịch này đã khiến tổng đàn lợn của tỉnh này giảm từ 406.000 con còn 362.000 con.

“Lực lượng cán bộ khuyến nông địa phương cũng cần vào cuộc tích cực, chỉ ra những mô hình tiêu biểu để giới thiệu, dẫn dắt cho các hộ dân thực hiện thì mới hiệu quả, bền vững”.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến

Hiện tại, DTLCP ở Hà Tĩnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát. Đặc biệt, trong bối cảnh giá thịt lợn hơi đang ở mức cao kỷ lục, rất khó tránh khỏi việc bà con liều tái đàn.

Vì vậy, ngành chức năng Hà Tĩnh đã đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường giám sát, khuyến cáo công tác đảm bảo an toàn sinh học tại các trang trại, gia trại, đặc biệt là hộ chăn nuôi. Tuyệt đối không vội tái đàn khi chưa đảm bảo an toàn phòng dịch.

Đối với các trang trại, gia trại, tỉnh yêu cầu tập trung chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi, từ nuôi chuồng hở sang chuồng khép kín. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không đơn giản đối với các nông hộ bởi chi phí đầu tư bình quân khoảng 300 triệu đồng/trang trại.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, để đẩy nhanh việc tái đàn, tăng đàn lợn, mới đây trang trại 10ha của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức (xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhập 250 con lợn nái bố mẹ từ Thái Lan về để chuẩn bị cung cấp con giống cho trang trại và chăn nuôi nông hộ trên địa bàn.

Ngoài chỉ đạo các trang trại, gia trại, nông hộ chủ động tái đàn tại chỗ, tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn thiện dự thảo chính sách hỗ trợ tái đàn lợn, trong đó trọng tâm là gỡ khó cho bà con về vốn, đất đai.

Quyết tâm lớn, cần hỗ trợ cụ thể

Tại Hội nghị “Thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn” tổ chức hồi tháng 5/2020, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Muốn tái đàn thành công cần địa phương chủ động. Với bối cảnh dịch chồng dịch như hiện nay, để hoàn thành tăng trưởng đàn lợn 20% từ nay đến cuối năm 2020 trọng trách rất lớn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm, đoàn kết rất cao từ Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp và đặc biệt là chính quyền các địa phương.

Bộ trưởng đề nghị các tỉnh, thành có chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Các tỉnh, thành phố cũng cần chủ động gặp gỡ, chỉ đạo các doanh nghiệp lớn tham gia trong chuỗi chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thú y, đến giết mổ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân…

Vùng chăn nuôi lợn lớn nhất miền Trung là huyện Hoài Ân (Bình Định) cũng đang đẩy mạnh tái đàn với việc yêu cầu các trang trại phải tuân thủ chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo thống kê của UBND huyện Hoài Ân, hiện huyện có 4 trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 62 trang trại có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, 1.926 gia trại và trên 8.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Điều đặc biệt là từ các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn đến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Hoài Ân đều có nuôi lợn nái. Đây là lợi thế lớn để đẩy mạnh tái đàn trong bối cảnh lợn giống đắt đỏ.

Còn tại Nam Định, giá thịt lợn hơi đang ở mức cao, dao động từ 90.000 – 100.000 đồng/kg. Mức giá trên vô cùng hấp dẫn, kích thích người chăn nuôi nghĩ cách tái đàn, tăng đàn nhưng không phải ai cũng dám mạnh tay đầu tư.

Nguyên nhân là do giá lợn giống quá cao (3 – 3,2 triệu đồng/con) và có rất ít cơ sở xuất bán con giống ra bên ngoài. Bệnh DTLCP mặc dù đã được kiểm soát, khống chế nhưng nguy cơ tái phát rất cao.

Vì vậy nhiều cơ sở chăn nuôi đã đủ điều kiện tái đàn nhưng họ vẫn thận trọng, e dè, chỉ nuôi từ 40 – 50% số lợn so với trước khi có dịch. Còn những người đã từng bị thiệt hại vì dịch bệnh thì hầu như chưa dám nuôi trở lại.

Tuy nguồn giống khan hiếm, giá giống cao; cùng với đó cơ sở chăn nuôi có đủ các tiêu chí cơ bản để đảm bảo thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không nhiều, nên tỉ lệ tái đàn thấp. Toàn huyện có 185 hộ đã tái đàn với khoảng 8.000 con lợn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định, đến nay tổng đàn lợn của tỉnh ước đạt gần 628.00 con, giảm gần 13% so với trước khi có DTLCP. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 4/2020 ước đạt 12.497 tấn, tăng 0,8% (+97 tấn) so với cùng kì năm 2019. Chi cục này nhận định, thời gian tới, việc tái đàn lợn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tái đàn chậm và sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng nữa.

Khuyến nông vào cuộc…

Trực tiếp đi kiểm tra tình hình tái đàn, tăng đàn lợn, tái cơ cấu ngành chăn nuôi của nhiều địa phương gần đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, nhìn chung việc tái đàn ở các địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp tiềm lực vốn lớn thì tái đàn, tăng đàn nhanh, nhưng các nông hộ, trang trại thì gặp khó khăn do thiếu vốn, thiếu đất đai.

Việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học ở các hộ nuôi nhỏ lẻ còn hạn chế, nhiều địa phương bỏ ngỏ công tác quản lý giết mổ… Đặc biệt, giá lợn giống quá đắt cũng khiến nhiều hộ nuôi lợn e ngại.

Làm việc với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, trước khi có DTLCP, tỉnh có tổng đàn lợn hơn 483.000 con, đứng thứ 2 ở khu vực Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, toàn tỉnh có tới 206/241 xã xảy ra bệnh DTLCP, trong đó có 135 xã có dịch qua 30 ngày tái phát dịch. Hiện vẫn còn 6 xã có bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày. Sau khi dịch bệnh xảy ra, tính đến tháng 4/2020, đàn lợn của tỉnh chỉ còn 250.000 con. Trong đó, lợn giống ông bà và lợn nái giống sinh sản, lợn nái hậu bị khoảng 25.000 con.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện tại DTLCP chưa có vaccine, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên muốn tăng đàn, tái đàn thì bắt buộc phải đảm bảo an toàn sinh học. Mà an toàn sinh học thì các đơn vị chăn nuôi lớn làm tốt, hộ gia đình khó khăn. Trong khi cơ cấu chăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 64%.

“Hiện tại nhiều hộ chăn nuôi ở Quảng Nam chưa kiểm soát tốt việc phòng chống dịch bệnh như không rắc vôi; lưới chắn chim, chuột, côn trùng không có; người ra vào không được kiểm soát… Nếu như tăng đàn trong điều kiện như vậy thì dịch rất dễ bùng phát, trong khi đó một số xã vẫn còn DTLCP. Vậy nên, tỉnh Quảng Nam cần phải có kế hoạch cụ thể, các ngành chức năng phải có những chỉ đạo bằng văn bản, bằng thông tin tuyên truyền, bằng cầm tay chỉ việc thì mới ra vấn đề. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ khuyến nông địa phương cũng cần vào cuộc tích cực, chỉ ra những mô hình tiêu biểu để giới thiệu, dẫn dắt cho các hộ dân thực hiện thì mới hiệu quả, bền vững” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo.

Trả lời