Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Nhu cầu thị trường mờ nhạt, giá dầu tiếp tục giảm
Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Giá xăng dầu hôm nay, ngày 6/7, tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:
– Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 8): 40,32 USD/thùng – giảm 55 cent
– Giá dầu Brent (giao tháng 9): 42,75 USD/thùng – giảm 63 cent
– Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 11): 28.750 JPY/thùng – giảm 230 JPY so với phiên ngày hôm qua.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần mới trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng lây lan rộng tại Mỹ. Nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã làm nhu cầu tiêu thụ dầu trên thị trường xuống thấp.
Sự sụt giảm giá dầu thô khi các lệnh phong tỏa được áp đặt trong ngày đầu tiên để hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19, khi mật độ giao thông bị hạn chế đã kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu xuống thấp.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu trung bình hàng ngày ước tính sẽ giảm khoảng 8 triệu thùng/ngày trong năm nay, mức giảm khoảng 8% so với năm ngoái.
Mặc dù cơ quan này dự kiến sẽ tăng 5,7 triệu thùng/ngày vào năm tới, nhưng vẫn dự báo nhu cầu tổng thể sẽ thấp hơn so với năm 2019 do sự không chắc chắn đang diễn ra trong lĩnh vực hàng không.
Trong khi đó, Arab Saudi vẫn tiếp tục vận động các thành viên OPEC khác tuân thủ việc cắt giảm sản lượng đặc biệt với một số thành viên đã chậm trễ trong đợt cắt giảm vào tháng trước
Sự tuân thủ của OPEC+ là rất cần thiết để duy trì sự cân bằng thị trường. Stephen Innes, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại AxiCorp cho biết trong một ghi chú.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất vẫn là số các ca nhiễm COVID-19 đang ngày càng tăng cao trên toàn cầu và tại Mỹ.Theo thống kê của Reuters, các trường hợp nhiễm COVID-19 mới của Mỹ đã vượt qua con số 50.000 vào tuần trước một con số cao kỷ lục. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng phục hồi của thị trường xăng dầu trên toàn cầu.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Sau kì điều chỉnh giá ngày 27/6, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng E5RON92: không cao hơn 14.258 đồng/lít;
– Xăng RON95-III: không cao hơn 14.973 đồng/lít;
– Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 12.114 đồng/lít;
– Dầu hỏa: không cao hơn 10.038 đồng/lít;
– Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.903 đồng/kg.
Trong một nghiên cứu được công bố vào tuần trước, các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Mỹ này ước tính nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm 8% (khoảng 8,1 triệu thùng/ngày), trong năm 2021 là 6% ( khoảng 5,7 triệu thùng/ngày) và sẽ “hồi phục hoàn toàn” ở mức trước đại dịch vào năm 2022.
Theo IEA việc OPEC cùng các nước đồng minh kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến hết tháng 7 sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cân bằng thị trường.
Mặt hàng xăng được cho là đang trong giai đoạn phục hồi nhanh nhất trong số các sản phẩm từ dầu thô nhờ sự tăng lên trong nhu cầu đi lại, sự chuyển đổi nhu cầu từ phương tiện công cộng sang phương tiện cá nhân, và việc người dân lựa chọn sử dụng ô tô thay thế cho máy bay khi đi du lịch nội địa, đặc biệt là ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Nhu cầu dầu diesel được dự đoán sẽ trở lại mức năm 2019 vào năm 2021 nhờ chính phủ xúc tiến các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên ngân hàng Goldman Sachs cảnh báo nhu cầu nhiên liệu máy bay vẫn ở “mức rất thấp” do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cùng với nhu cầu di chuyển của hành khách hồi phục không đáng kể trong bối cảnh thế giới chưa có vacxin phòng bệnh.
IEA dự đoán sau khi giảm mạnh 3 triệu thùng/ngày trong năm 2020, nhu cầu nhiên liệu máy bay và dầu lửa chỉ tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ngân hàng Mỹ không kì vọng nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ quay trở lại mức trước đại dịch ít nhất trước năm 2023.
Nhu cầu dầu thô đạt đỉnh?
Dự đoán này được đưa ra sau khi giá dầu thô ở giai đoạn hồi phục “chóng mặt” trong quí II năm 2020, đánh dấu mức tăng nhanh nhất theo quý trong 30 năm qua.
Theo đó, giá dầu WTI và dầu Brent giao sau đều đạt trên mức 40 USD/thùng. Trước đó, hồi tháng 4, giá dầu WTI thậm chí rơi xuống mức âm do hợp đồng giao trong tháng 5 sắp kết thúc trong khi các kho chứa dầu đều đã hết công suất. Đây là hệ quả của đại dịch COVID-19 khi hàng loạt nước áp dụng biện pháp phong tỏa hoặc hạn chế đi lại khiến nhu cầu dầu thô lao dốc.
Mặc dù giá dầu Brent và giá dầu WTI đều tăng mạnh, lần lượt là 80% và 91% trong quý II nhưng cả hai giá dầu đều đã giảm hơn 1/3 so với đầu năm 2020.
Theo IEA, sự sụt giảm nhu cầu trong năm nay được xem là lớn nhất trong lịch sử, với nhu cầu trong quý II giảm gần 18 triệu thùng/ngày so với cùng kì năm ngoái.
Trong bản đánh giá mới nhất về thị trường dầu mỏ, IEA cũng cho biết họ có lí do để tin rằng nhu cầu sẽ dần ổn định trong những tháng tới.
Cơ quan này cũng dự đoán năm sau sẽ là một năm bùng nổ về nhu cầu dầu lớn nhất từng được ghi nhận.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, nhu cầu dầu sẽ không đạt đỉnh trước năm 2030.