Giá heo hơi hôm nay 3/8: Miền Trung, Tây Nguyên điều chỉnh tăng trở lại
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc giảm 3.000 đồng/kg
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay điều chỉnh giảm ở một số tỉnh thành trong khu vực.
Cụ thể, Tuyên Quang giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 51.000 đồng/kg.
Thái Bình tiếp tục thu mua heo hơi ở mức 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định trong khoảng 54.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 51.000 – 56.000 đồng/kg.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang |
55.000 |
– |
Yên Bái |
55.000 |
– |
Lào Cai |
54.000 |
– |
Hưng Yên |
55.000 |
– |
Nam Định |
55.000 |
– |
Thái Nguyên |
55.000 |
– |
Phú Thọ |
54.000 |
– |
Thái Bình |
56.000 |
– |
Hà Nam |
55.000 |
– |
Vĩnh Phúc |
55.000 |
– |
Hà Nội |
55.000 |
– |
Ninh Bình |
55.000 |
– |
Tuyên Quang |
51.000 |
-3.000 |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ
Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận tăng nhẹ 1.000 đồng/kg trong hôm nay.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa |
55.000 |
– |
Nghệ An |
56.000 |
– |
Hà Tĩnh |
55.000 |
+1.000 |
Quảng Bình |
53.000 |
– |
Quảng Trị |
55.000 |
+1.000 |
Thừa Thiên Huế |
55.000 |
– |
Quảng Nam |
55.000 |
– |
Quảng Ngãi |
55.000 |
– |
Bình Định |
55.000 |
– |
Khánh Hoà |
55.000 |
– |
Lâm Đồng |
55.000 |
– |
Đắk Lắk |
55.000 |
– |
Ninh Thuận |
55.000 |
– |
Bình Thuận |
55.000 |
– |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm rải rác
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay giảm rải rác tại một số tỉnh thành trong khu vực.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước |
52.000 |
– |
Đồng Nai |
52.000 |
– |
TP HCM |
52.000 |
– |
Bình Dương |
52.000 |
– |
Tây Ninh |
52.000 |
– |
Vũng Tàu |
52.000 |
– |
Long An |
53.000 |
– |
Đồng Tháp |
53.000 |
-1.000 |
An Giang |
53.000 |
– |
Vĩnh Long |
53.000 |
– |
Cần Thơ |
53.000 |
– |
Kiên Giang |
53.000 |
– |
Hậu Giang |
53.000 |
– |
Cà Mau |
52.000 |
-1.000 |
Tiền Giang |
53.000 |
– |
Bạc Liêu |
52.000 |
-1.000 |
Trà Vinh |
53.000 |
– |
Bến Tre |
53.000 |
– |
Sóc Trăng |
52.000 |
– |
Theo Bộ Tài Chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính cho chăn nuôi liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 – 35%, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi quý I/2021 tăng đáng kể so với quý IV/2020 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn, trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. Do đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 70 – 80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, nhập khẩu thức ăn gia súc tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đà tăng giá chưa có hồi kết của thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có công văn gửi cơ quan chức năng kiến nghị giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Doanh nghiệp chăn nuôi heo qua thời lãi khủng
Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PNTNT) cho thấy 6 tháng đầu năm 2021, giá thịt heo trong nước diễn biến theo chiều hướng giảm.
Giá thịt heo miền Bắc giảm 10.000 – 11.000 đồng/kg. Giá thịt heo miền Trung và Tây Nguyên giảm 6.000 đồng/kg. Giá thịt heo miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ giảm 9.000 – 12.000 đồng/kg.
Đến cuối tháng 6, giá heo hơi bình quân ở mức 60.000 đồng/kg. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, giá heo hơi đã từng neo ở mức 100.000 đồng/kg, giúp các doanh nghiệp chăn nuôi heo ghi nhận con số tăng trưởng vượt trội.
Đà sụt giảm mạnh của giá heo hơi trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là do nguồn cung trong nước đã phục hồi tích cực sau đợt dịch tả châu Phi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc, từng là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn nhất thế giới vào năm ngoái, đang khủng hoảng thừa thịt heo. Điều này đẩy giá heo trên thị trường thế giới đi xuống.
Trong khi giá bán ra giảm thì các doanh nghiệp ngành này phải đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tiếp 8 lần trong giai đoạn từ tháng 11/2020 đến tháng 6 năm nay, với mức tăng 300-500 đồng/kg tùy công ty, tùy loại. Nguyên nhân do tình hình chung của nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới cùng tăng nên khi vận chuyểnn về Việt Nam cũng tăng theo”.
Ngoài ra các lệnh hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan dịch COVID-19 tại TP HCM khiến đầu ra của các trại nuôi heo tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai gặp khó.
“Khi các chợ đầu mối và hàng trăm chợ truyền thống bị đóng cửa thì việc tiêu thụ heo của người chăn nuôi vô cùng khó khăn.
Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn rất cao nhưng đầu ra của người chăn nuôi không có. Lý do là thương lái tại các chợ đầu mối bị dương tính COVID-19 tương đối nhiều nên không có người thu mua, từ đó, giá cả liên tục đi xuống”, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ.
Lợi nhuận sụt giảm theo giá heo
Thực tế khó khăn ở cả đầu vào lẫn đầu ra đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành. Đầu tiên có thể kể đến Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC).
Là một tập đoàn đa ngành nhưng doanh thu của Dabaco vẫn chủ yếu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với riêng lĩnh vực chăn nuôi, doanh thu từ heo chiếm 80%.
Trong nửa đầu năm nay, DBC đạt doanh thu hơn 5.070 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 22,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 578 tỷ đồng.
Riêng trong quý II/2021, DBC có doanh thu 2.596,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 46,5% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 215 tỷ đồng.
Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận giảm mạnh là do dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước khiến cho hoạt động sản xuất, giao thương, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng thời, sản lượng và giá các sản phẩm gia súc, gia cầm giảm, dẫn tới kết quả kinh doanh của các công ty chăn nuôi giảm mạnh so với cùng kỳ.
Là đơn vị sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, Mã: MSN) ghi nhận doanh thu trong quý II/2021 đạt 1.122,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 5,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt gần 2.323 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 76,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,5% và gần 13% so với cùng kỳ năm trước.
Một doanh nghiệp khác có thể kể đến là Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (mã MLS). Mặc dù doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, đạt 226,5 tỷ đồng nhưng giá vốn bán hàng tăng cao đã khiến lợi nhuận sau thuế giảm một nửa, chỉ đạt 27,8 tỷ đồng.
Mitraco là doanh nghiệp chăn nuôi tại Hà Tĩnh, sản lượng bán ra trong năm nay dự kiến vào khoảng 60.000 con heo thương phẩm. Ngoài việc giá heo sụt giảm mạnh, lãnh đạo công ty cho biết, thời gian gần đây, chi phí thức ăn tăng 10 – 15% so với năm 2019 cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.
Riêng Tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam – CTCP (Mã: VLC), doanh thu 6 tháng đầu năm đạt gần 1.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 142,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,2% và 22,3% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành gần 126% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tuy nhiên, theo giải trình từ phía VLC, mức tăng mạnh mẽ này không phải đến từ chăn nuôi heo mà chủ yếu đến từ hoạt động của công ty con Mộc Châu Milk được cải thiện.
Hướng đến hoàn thiện mô hình khép kín
Trong khi kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp chững lại, Công ty CP Masan MEATLife (Mã: MML) lại là một cái tên ngược dòng ấn tượng với mức doanh thu đạt hơn 10.232 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 42% so với 7.202 tỷ đồng nửa đầu năm 2020.
Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ sự cải thiện hiệu quả chung khi tích hợp nhiều mảng kinh doanh. Trong đó, doanh thu mảng thịt heo là 1.438 tỷ đồng, tăng 36,3% và doanh thu thức ăn chăn nuôi 8.164 tỷ đồng, tăng trưởng 32,8%. Lãi ròng lũy kế hơn 288 tỷ đồng, gấp gần 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Sở Công Thương TP HCM, toàn TP tiêu thụ khoảng 10.000 con heo một ngày. Trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hiện nay, lượng thịt gia súc tiêu thụ hàng ngày giảm khá mạnh, hiện còn ở mức 5.000-6.000 con heo/ngày. Có ngày, lượng cung ứng giảm xuống mức 4.500 con.
Bình thường thương nhân các chợ đầu mối chiếm 60 -70% thị phần. Nhưng hiện nay trong bối cảnh nhiều chợ đầu mối vẫn chưa hoạt động trở lại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ là điểm đến thay thế và hệ thống cửa hàng trải rộng khắp của MML hay Vissan là một lợi thế.
Thực tế, tình hình sản xuất thịt heo của MML hiện không gặp quá nhiều tác động tiêu cực từ diễn biến dịch COVID-19, trái lại đang đứng trước nhu cầu tiêu thụ cực kỳ lớn khi đại dịch bùng phát tại TP HCM và lan rộng sang các tỉnh nhưng hai nhà máy chế biến thịt gồm MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn với công suất thiết kế mỗi nhà máy khoảng 1,4 triệu con heo/năm đặt tại Hà Nam và Long An, là những địa điểm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Do đó, hoạt động sản xuất của MML vẫn được xem là ổn định giữa thời dịch bệnh. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tập trung cung ứng đầy đủ nhu cầu thịt sạch với giá cả ổn định cho người tiêu dùng. Tại TP HCM, MEATDeli cung ứng 100.000 – 150.000 hộp thịt mát/ngày, tương đương từ 35 – 50 tấn thịt mát. Tại Hà Nội, sản lượng cung ứng được chuẩn bị ở mức tăng gấp đôi so với trước đây”, phía Masan cho biết.
Ngoài ra, với diễn biến tích cực từ thị trường, MML đang hướng đến mục tiêu đưa tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 – 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%.
Trong khi đó, với Vissan, mặc dù là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vì liên tiếp phát hiện hàng chục ca nhiễm khiến công ty phải lên phương án tạm ngừng cung cấp mặt hàng thịt heo mảnh tới các hệ thống siêu thị.
Tuy nhiên, Vissan khẳng định vẫn tiếp tục cung ứng mặt hàng thực phẩm tươi sống tại thị trường TP HCM. Riêng đối với hoạt động kinh doanh khác sẽ được khôi phục dần sau khi các lực lượng lao động tại các khu vực cách ly đủ điều kiện trở lại làm việc.
Ở một hướng đi khác, Dabaco đang có giải pháp khác cho bài toán bù đắp sự sụt giảm của biên lợi nhuận mảng chăn nuôi heo.
Cụ thể, trong nửa cuối năm 2021, Dabaco sẽ đôn đốc tiến độ các dự án đã được phê duyệt gồm Thanh Hóa, khu chăn nuôi công nghệ cao Phú Thọ giai đoạn 2, khu nhà ở xã hội, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư của dự án khu chăn nuôi công nghệ cao tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Bình Phước giai đoạn 2 và nhà máy ép dầu giai đoạn 2…
Ngoài ra, Dabaco cho biết công ty sẽ tích cực nghiên cứu, cải tiến các chỉ tiêu kinh kế kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, tăng cường phát triển hệ thống thị trường con giống, thức ăn chăn nuôi trên cơ sở khai thác hiệu quả chuỗi sản xuất khép kín 3F.