Giá heo hơi hôm nay 26/4: Giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg ở một vài nơi
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc giảm nhẹ
Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg trong hôm nay.
Trong đó, Phú Thọ hiện thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Hưng Yên, Thái Bình và TP Hà Nội không biến động, ghi nhận ở mốc 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Thương lái ba tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc và Ninh Bình duy trì giao dịch tại mốc thấp nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 – 56.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 55.000 | – |
Yên Bái | 53.000 | – |
Lào Cai | 53.000 | – |
Hưng Yên | 56.000 | – |
Nam Định | 54.000 | – |
Thái Nguyên | 53.000 | – |
Phú Thọ | 53.000 | -2.000 |
Thái Bình | 56.000 | – |
Hà Nam | 53.000 | – |
Vĩnh Phúc | 54.000 | – |
Hà Nội | 56.000 | – |
Ninh Bình | 54.000 | – |
Tuyên Quang | 55.000 | – |
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, các trang trại đã và đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hàng hoá bước đầu được hình thành và phát triển. Toàn thành phố hiện có khoảng 277 trang trại xây dựng được chuỗi liên kết, gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian tới, ngành chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dạng hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng tốt và sức cạnh tranh lớn.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đi ngang
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay đồng loạt đứng yên tại tất cả tỉnh thành trong khu vực.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 54.000 | – |
Nghệ An | 54.000 | – |
Hà Tĩnh | 54.000 | – |
Quảng Bình | 52.000 | – |
Quảng Trị | 57.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 53.000 | – |
Quảng Nam | 55.000 | – |
Quảng Ngãi | 55.000 | – |
Bình Định | 54.000 | – |
Khánh Hoà | 56.000 | – |
Lâm Đồng | 56.000 | – |
Đắk Lắk | 54.000 | – |
Ninh Thuận | 54.000 | – |
Bình Thuận | 56.000 | – |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tương đối ổn định
Giá heo hơi tại khu vực miền Nam đi ngang tại một vài địa phương trong hôm nay.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 56.000 | – |
Đồng Nai | 56.000 | – |
TP HCM | 56.000 | – |
Bình Dương | 56.000 | – |
Tây Ninh | 55.000 | -1.000 |
Vũng Tàu | 56.000 | – |
Long An | 53.000 | – |
Đồng Tháp | 56.000 | – |
An Giang | 57.000 | – |
Vĩnh Long | 55.000 | – |
Cần Thơ | 55.000 | – |
Kiên Giang | 54.000 | – |
Hậu Giang | 56.000 | – |
Cà Mau | 55.000 | – |
Tiền Giang | 56.000 | – |
Bạc Liêu | 56.000 | – |
Trà Vinh | 56.000 | – |
Bến Tre | 56.000 | – |
Sóc Trăng | 55.000 | -1.000 |
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ở một vài địa phương. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 52.000 – 57.000 đồng/kg.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 5.000 tấn heo
Báo cáo của Cục Chăn nuôi tại Hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển chăn nuôi heo bền vững và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN&PTNT cho thấy, trong thời gian qua, tăng trưởng đàn heo của nước ta có sự biến động lớn về tổng đàn và sản lượng sản xuất. Trong đó, tổng đàn đạt cao nhất vào năm 2016 (29,1 triệu con), thế nhưng do có khủng hoảng thừa, nên năm 2017 tổng đàn heo đã giảm khá nhiều (27,4 triệu con) và mặc dù tăng nhẹ vào năm 2018 nhưng sang năm 2019 lại bị giảm sâu kỷ lục (19,6 triệu con) do ảnh hưởng của Dịch tả heo châu Phi (ASF). Với sự nỗ lực của toàn ngành, tổng đàn heo được hồi phục nhẹ năm 2020 (22 triệu con) và tăng trưởng trở lại vào năm 2021 (28 triệu con).
Trong giai đoạn 2015 – 2021, tổng đàn heo cả nước tăng trưởng bình quân 0,2%/năm, đàn nái giảm 3,5%, tuy nhiên đàn nái cụ kỵ, ông bà tăng 2,9%, số heo thịt xuất chuồng tăng 0,3% và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 2,8% do năng suất sinh sản và khối lượng xuất chuồng của heo thịt tăng lên. Theo số liệu thống kê, năm 2021, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 4,18 triệu tấn, chiếm 62,5% trong tổng sản lượng thịt hơi 6,69 triệu tấn.
Do tác động quá lớn của ASF, nguồn cung thịt trong năm 2020 và đầu năm 2021 sụt giảm mạnh. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu thịt heo. Theo đó, đã nhập 447,6 ngàn con heo sống để giết thịt, tương đương 44,8 ngàn tấn thịt. Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 346.000 con heo sống và nhập khẩu 143.463 tấn thịt heo.
Tuy nhiên, trái ngược lại, xuất khẩu thịt heo của nước ta vẫn không khả quan và số lượng khá khiêm tốn. Tính riêng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 5.000 tấn heo sữa và heo choai sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Malaysia…
Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 thì kế hoạch đến năm 2030, tổng đàn heo ổn định ở quy mô đầu con có mặt thường xuyên khoảng 30 triệu con, trong đó đàn heo nái dao động khoảng 2,5 triệu con, đàn heo ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm khoảng 70%.
Để phát triển chăn nuôi heo một cách bền vững, ngành chăn nuôi chủ trương hướng tới chất lượng và giá trị gia tăng hơn là số lượng; Phát triển công nghiệp năng suất cao, sản lượng lớn; Đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ; Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung, thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh. Phát triển các giống bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học và dịch bệnh; Làm chủ công nghệ sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến…
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho heo bằng việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong sản xuât, nhập khẩu và bảo quản. Tiếp tục công tác kiểm soát dịch bệnh, nhất là ASF, chỉ đạo triển khai áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Cùng đó, xây dựng ngành hàng thịt heo theo các chuỗi liên kết; Hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi heo theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Xây dựng các tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao mà doanh nghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ sở nuôi giữ giống, quản lý và sản xuất giống theo tháp giống, tăng tỷ lệ chọn giống, nâng cao năng suất sinh sản của đàn nái hiện có, tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ để có con giống với giá thành hạ, an toàn dịch bệnh…