“Sốt” giá thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi lao đao
Trong khoảng 12 tháng trước tháng 8/2021, ngành công nghiệp TĂCN đã chứng kiến mức tăng kỷ lục 60% và 74% của đậu tương và ngô, tác động nghiêm trọng ra sao đến toàn bộ hoạt động sản xuất TĂCN nói chung. Những công ty thức ăn không còn cách nào khác ngoài tăng giá bán từ mức trung bình 6% đến 25% tùy sản phẩm.
Nhưng đến năm 2022, ngành TĂCN còn đối mặt nhiều áp lực tăng giá hơn khi giá các sản phẩm lúa mỳ có nguy cơ leo thang. Chiến sự giữa Nga và Ukraine là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá lúa mỳ. Từ những tuần đầu tiên của tháng 3/2022, giá mỗi tấn lúa mỳ đã tăng 80% so thời điểm 12 tháng trước.
Nga và Ukraine chiếm hơn 25% xuất khẩu lúa mỳ của toàn thế giới vào năm 2019, theo Cơ quan giám sát đa dạng kinh tế (OEC). Dữ liệu của OEC cho thấy, gần đây Nga đã xuất khẩu 900.000 tấn trong tuần từ 17/2 và giảm nhẹ xuống 800.000 tấn vào tuần 24/2 – thời điểm nước này xâm lược Ukraine. Trong tuần ngày 3/3, tuy nhiên, khối lượng giảm một nửa còn 400.000 tấn, theo báo cáo của AgriCensus.
Tại Indonesia, phần lớn doanh nghiệp đã nhập khẩu đủ lúa mỳ đến tháng 5. Và giờ đây họ đang phải liên hệ khắp nơi để tìm nguồn cung lúa mỳ cho tháng 6, 7. Tôi tin rằng Ấn Độ cũng có lúa mỳ nhưng cơ hội mua không có nhiều. Giá lúa mỳ của Australia hiện đã tăng lên mức rất cao.
Bột mỳ chiếm tỷ lệ 20% trong công thức sản xuất thức ăn viên nuôi tôm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khó có thể tìm kiếm được thành phần thay thế lúa mỳ ở mức giá tương đương và hãng sản xuất có thể không còn sự lựa chọn ngoài tăng giá để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thức ăn.
Giá ngô cũng đã chạm mức kỷ lục từng ghi nhận trước đó vào tháng 5/2021. Ukraine hiện đang đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất ngô. Giá khô đậu cũng chạm 483 USD/tấn vào ngày 11/3/2022, vượt mức cao kỷ lục của 12 tháng trước đó. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine lại tác động đến tình hình cung và cầu. Báo cáo Wasde của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) gần như trung lập với đậu tương, khi mà cơ quan này hạ thấp mức dự báo cho trữ lượng cuối kỳ nhưng nằm trong kỳ vọng của thị trường, theo AgriCensus. Trữ lượng cuối kỳ niên vụ 2021/22 của thế giới ước đạt 89,96 triệu tấn, trong khi đó sản lượng đậu tương toàn thế giới giảm 10,5 triệu tấn từ mức dự báo trước đó là 358,8 triệu tấn.
Các vụ thu hoạch ngũ cốc sẽ bắt đầu vào tháng 6/2022. Nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa thẻ chắc chắn liệu nông dân tại Ukraine có khả năng thu hoạch và vận chuyển hàng hoá ra thị trường hay không. Việc di cư ồ ạt đã làm giảm số lượng lao động nông nghiệp và công nhân. Tiếp cận các cánh đồng nông nghiệp sẽ rất khó khăn trong khi chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất trái cây hay rau màu cũng bị hạn chế.
Cuộc xung đột chiến sự cũng có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực cho vụ mùa tới vì nó có thể ảnh hưởng lên nguồn cung và giá của khí đốt tự nhiên và phân bón, mà Nga là nước xuất khẩu chủ chốt. Khi nông dân chuẩn bị trồng vụ mới, thì giá đầu vào tăng có thể gây hậu quả là đầu ra đến chất lượng sản xuất thấp hơn cũng như diện tích canh tác bị thu hẹp.
Vẫn còn quá sớm để nhận thức đầy đủ các tác động của cuộc xung đột chiến sự lên thị trường nông nghiệp. Bởi tác động này sẽ phụ thuộc vào mức độ gián đoạn chuỗi cung ứng, thời gian xung đột cũng như thể loại và mức độ nghiêm trọng của các giải pháp ứng phó được áp dụng, theo Hệ thống thông tin thị trường nông nghiệp (AMIS).
Cả Nga và Ukraine đều đang cận kề vụ gieo trồng ngũ cốc mùa xuân, quan trọng nhất là vụ trồng ngô tại Ukraine và vụ lúa mỳ tại Nga. Đến nay vẫn chưa rõ liệu cuộc xung đột giữa 2 quốc gia này có tác động đến sản xuất về mặt tự nhiên lẫn kinh tế hay không. Nhưng chúng ta vẫn phải sẵn sàng đối mặt cảnh báo về tình trạng gián đoạn hoạt động nông nghiệp của Ukraine sẽ kéo theo sự gián đoạn lâu dài hơn đối với sản xuất lúa mỳ của thế giới trong một thị trường vỗn dĩ đã khan hiếm nguồn cung từ trước đó.
Nguồn : Báo Nguoichannuoi.vn