Giá heo hơi hôm nay 23/10/2023: Cao nhất ở mức 53.000 đ/kg
Giá heo hơi hôm nay 23/10 tại miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc duy trì ổn định so với hôm qua.
Trong đó, 48.000 đ/kg là mức giá heo thấp nhất khu vực hiện nay và đang neo tại Ninh Bình.
Tại Hưng Yên, thương lái tiếp tục thu mua ở ngưỡng 53.000 đ/kg – mức cao nhất hiện nay.
Các địa phương còn lại giữ trong khoảng 49.000 – 52.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bắc Giang | 50.000 | – |
Yên Bái | 49.000 | – |
Lào Cai | 49.000 | – |
Hưng Yên | 53.000 | – |
Nam Định | 49.000 | – |
Thái Nguyên | 50.000 | – |
Phú Thọ | 49.000 | – |
Thái Bình | 52.000 | – |
Hà Nam | 49.000 | – |
Vĩnh Phúc | 51.000 | – |
Hà Nội | 50.000 | – |
Ninh Bình | 48.000 | – |
Tuyên Quang | 50.000 | – |
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 23/10/2023 đang giao dịch ở mức 48.000 – 53.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 23/10 tại miền Trung
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên không đổi so với hôm qua.
Cụ thể, Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 địa phương đang có mức thu mua thấp nhất khu vực, tại giá 47.000 đ/kg.
Cao hơn 1 giá (tức 48.000 đ/kg) là mức giá đang được ghi nhận tại Thanh Hóa và Đắk Lắk.
Các địa phương khác đi ngang, giao dịch trong khoảng 49.000 – 50.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Thanh Hóa | 48.000 | – |
Nghệ An | 50.000 | – |
Hà Tĩnh | 49.000 | – |
Quảng Bình | 49.000 | – |
Quảng Trị | 50.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 49.000 | – |
Quảng Nam | 50.000 | – |
Quảng Ngãi | 50.000 | – |
Bình Định | 49.000 | – |
Khánh Hòa | 49.000 | – |
Lâm Đồng | 50.000 | – |
Đắk Lắk | 48.000 | – |
Ninh Thuận | 47.000 | – |
Bình Thuận | 47.000 | – |
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 23/10/2023 thu mua quanh mức 47.000 – 50.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 23/10 ở miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, 48.000 đ/kg là mức giá heo thấp nhất khu vực và đang neo tại Bình Phước và Đồng Nai.
Tại Cà Mau, thương lái tiếp tục giao dịch ở mức 53.000 đ/kg – giá cao nhất khu vực hiện nay.
Trong khi đó, các địa phương còn lại duy trì ở ngưỡng 49.000 – 52.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bình Phước | 48.000 | – |
Đồng Nai | 48.000 | – |
TP.HCM | 49.000 | – |
Bình Dương | 49.000 | – |
Tây Ninh | 49.000 | – |
Vũng Tàu | 49.000 | – |
Long An | 50.000 | – |
Đồng Tháp | 49.000 | – |
An Giang | 50.000 | – |
Vĩnh Long | 50.000 | – |
Cần Thơ | 51.000 | – |
Kiên Giang | 49.000 | – |
Hậu Giang | 49.000 | – |
Cà Mau | 53.000 | – |
Tiền Giang | 52.000 | – |
Bạc Liêu | 50.000 | – |
Trà Vinh | 49.000 | – |
Bến Tre | 49.000 | – |
Sóc Trăng | 51.000 | – |
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 23/10/2023 đang giao dịch trong khoảng 48.000 – 53.000 đ/kg.
Việt Nam chính thức xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi
Mới đây, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và các đối tác quốc tế đã chính thức ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE tại TP.Hải Phòng.
Tại buổi lễ, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC) ký kết hợp tác xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE với 05 đối tác là: Kpp Power Commodities Inc (Philippines), PT Putra Perkasa Genetika (Indonesia), Yenher Agro-Products Snd Bhd (Malaysia), Indian Immunologicals Ltd (India), Earlybirds Delivery service limited (Myanmar).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã gửi lời chúc mừng đến Công ty AVAC và Cục Thú y đã có sản phẩm “cả thế giới chưa có”. Thành công của AVAC ngày hôm nay không chỉ có sự quan tâm của Bộ NN-PTNT, mà còn của Ban Bí thư, của Chính phủ, của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Tiến cho biết, trong 10 năm qua, ngành chăn nuôi tăng trưởng khoảng 4,5%/năm, chiếm 26,7% tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn chiếm tỉ lệ 67-70% cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi. Đàn lợn của Việt Nam có quy mô khoảng 28 triệu con.
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đóng vai trò là trụ cột quan trọng trong việc thực hiện tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Năm 2019, khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, theo thống kê chưa đầy đủ cả nước thiệt hại khoảng 6 triệu con lợn.
Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh là yếu tố quan trọng, là giải pháp hàng đầu để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra cách đây hơn 100 năm nhưng chưa có một quốc gia nào nghiên cứu được vacxin.