Về đầu trang

Top 10 Cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay – EAGLES GLOBAL FORWARDING CORP

Posted by admin

 Hệ thống cảng biển ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, với mục tiêu mũi nhọn trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa. Những cảng biển này là một cánh tay đắc lực, thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển và hội nhập cùng thế giới. Hãy cùng Trung Thành điểm qua top 10 Cảng biển lớn nhất Việt Nam tính đến tháng 10/2017 nhé 

Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam là bài viết khẳng định tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển chung của nền kinh tế  nước ta. Là một trong những cách tay đắc lực góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất và thương mại của các Doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Công ty TNHH TMVT Trung Thành sẽ giới thiệu 10 cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay có tầm quan trọng nhất, là mũi nhọn trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa. Danh sách các cảng như sau:

Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng

Hải Phòng luôn được biết đến là thành phố cảng biển lớn nhất ở Việt Nam. Cảng Hải Phòng được đầu tư với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.

Đây cũng là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng Hải Phòng dài 2.567 mét với diện tích kho hàng 52.052 m2 và có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Do cảng có luồng sa bồi lớn, tại đây chỉ tiếp nhận được tàu 6.000 – 7.000 DWT. Theo kế hoạch của Bộ Giao Thông Vận Tải thì cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng 2 bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa lượng hàng hóa thông quan lên tới 25 – 30 triệu tấn/năm.

Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đứng trong top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam và cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp tầm quốc gia  và là cảng đầu mối quốc tế của Việt Nam.

Hiện nay, Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình; Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng thêm 2 khu bến cảng Long Sơn – chuyên phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu; khu bến khách Sao Mai, Bến Đình – chuyên phục vụ vận tải hành khách.

 

Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong thuộc Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là cảng biển lớn nhất ở Việt Nam và nó có tiềm năng lớn cho việc xây dựng thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất.

Cảng Vân Phong gồm hai khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Khả năng tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến là 400.000 DWT vào năm 2020.

Khu vực bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng để giao nhận hàng rời.

Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn ( tỉnh Bình Định) nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nằm ở vị trí là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông. Cảng Quy Nhơn nằm sát với đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho các tàu hàng nước ngoài lưu thông. Cảng có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT (lưu thông bình thường) và tàu 50.000 DWT (giảm tải).

Cảng Quy Nhơn nằm trong danh mục cảng biển Việt Nam có lưu lượng vận chuyển hàng hóa lớn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến. Với năng suất và chất lượng giao nhận hàng hóa cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị do đó cảng hoàn toàn đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng.

Cảng Cái Lân – Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam

Cảng Cái Lân

Hiện nay, cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, nó nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh dịch vụ cảng biển.

Hệ thống đường thủy, đường bộ đến các vùng kinh tế lân cận thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vùng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị phù sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ Long bao bọc… giúp Cảng Cái Lân trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng.

Cảng Sài Gòn – Cảng biển lớn nhất ở Việt Nam

Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước,…) đóng vai trò là cửa ngõ trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của miền Nam bao gồm cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long..

Cảng Sài Gòn gồm các khu cảng tổng hợp và cảng container bao gồm: Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai và Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.

Cảng Sài Gòn có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Gò Công, bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.

Năm 2015, Cảng Sài Gòn đã vinh dự được đứng trong top 25 cảng container của thế giới.

Cảng Cửa Lò (Nghệ An)

Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò với tính chất chức năng là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, một phần hàng quá cảnh của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Tổng diện tích quy hoạch của cảng Cửa Lò 450 ha. Cảng có 6 bến, trong đó có 4 bến đã đi vào khai thác. Hiện Công ty CP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc đang thực hiện dự án đầu tư bến số 5, số 6 và khoảng cuối năm 2017 sẽ hoàn thành.

Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)

Cảng Dung Quất

Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008. Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận.

Đây là bến container, bến tổng hợp cho tàu có trọng tải từ 10.000 – 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho ngành công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 – 70.000 DWT.

Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)

Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây cũng được xếp trong top các cảng biển lớn nhất ở Việt Nam. Đây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại I của nước ta, 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân ở khu vực Đông Nam Á.

Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên thuận tiện trong việc tiếp nhận tàu neo đậu, xếp dỡ hàng.

Cảng nằm ở vị trí trung tâm của nước ta giữa hai thành phố lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng và khu du lịch trọng điểm quốc gia: Lăng Cô, Cảnh Dương, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã và là cửa ngõ hướng ra Biển Đông thuận lợi nhất cho các vùng miền khu vực hành lang kinh tế Đông Tây.

Cảng Đà Nẵng – Cảng biển lớn nhất ở Việt Nam

 Cảng Đà Nẵng

Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế của thành phố và cả miền Trung.

Nằm trong Vịnh Đà Nẵng nên cảng có hệ thống giao thông thuận lợi đóng vai trò là khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Vì thế cảng Đà Nẵng đã được xếp trong top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Với bài viết Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam ta thấy tầm quan trọng của nó đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước.

Trả lời