Báo cáo thị trường heo hơi tháng 7
Thị trường heo hơi nội địa trong tháng 7 một lần nữa chứng kiến đợt tăng mới về giá, đặc biệt tại miền Bắc khi khu vực liên tiếp xác lập các mốc giá cao chưa từng thấy trong vòng 2 năm qua.
1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI
a.Tình hình sản xuất
Tháng 7, thị trường thịt heo thế giới vẫn “nóng” với chủ đề chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia Bắc Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới thương mại thịt heo toàn cầu cho tới hết năm 2018.
Sản lượng lớn trên khắp thế giới hồi đầu năm dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới giá, theo Rabobank.
“Những thay đổi lớn trong thương mại thịt heo toàn cầu phản ánh sự bất ổn đang gia tăng về chính trị và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Chenjun Pan, chuyên gia phân tích cấp cao về protein động vật tại Rabo- bank cho biết.
“Các biện pháp thuế quan mới đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ làm gia tăng áp lực lên một số thị trường, chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc và Mexico, mặc dù tính chất của áp lực sẽ phụ thuộc vào vị thế thương mại mỗi quốc gia”.
Dịch bệnh cũng sẽ đóng góp vào sự bất ổn trong nguồn cung và thương mại, vì bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát khắp
châu Âu. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi tại một số khu vực cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Tại Mỹ, mặc dù sản lượng heo cao hơn so với năm ngoái, nhưng các nhà chế biến vẫn chưa sử dụng hết công suất giết mổ bổ sung. Nguồn cung thịt heo của Mỹ dự kiến đạt 124,8 triệu con trong năm 2018 và 128,8 triệu con cho năm 2019.
Thuế quan Mexico đánh lên sản phẩm thịt heo Mỹ sẽ khiến hoạt động xuất khẩu thịt heo của Mỹ giảm mạnh. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Canada cũng giảm vì căng thẳng thương mại leo tháng.
Mỹ dự kiến sẽ trao đổi với các quốc gia khác nhưng nguồn cung heo dồi dào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá heo nội địa cho tới hết năm.
Theo chuyên gia phân tích kinh tế nông nghiệp của trường Purdue University, ông Chris Hurt, nguồn cung heo tại Mỹ trong nửa đầu năm đã tăng 4%, dự kiến tăng 5% trong quý III, và 4% trong quý cuối của năm 2018.
Trong khi đó, báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong tháng 6, lượng đàn heo và heo thịt tồn kho lên cao nhất trong ngày 1/6, kể từ khi số liệu được theo dõi vào năm 1964.Số liệu liên bang mới nhất cho biết, gần 1,134 triệu tấn thịt và gia cầm sản xuất tại Mỹ hiện đang chất đống trong các kho lạnh nước này và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng.Tổng số đàn heo và heo đưa ra thị trường đạt 73,5 triệu con, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1% từ ngày 1/3. Trong đó, lượng heo nái đạt 6,32 triệu con, tăng 3% so với năm ngoái, và 2% so với quý trước. Lượng heo đưa ra thị trường tồn kho là 67,1 triệu con, tăng 3% so với năm 2017 và tăng 1% từ quý I; đây là con số cao nhất trong ngày 1/6 kể từ khi số liệu được theo dõi từ năm 1964.Lượng heo giết mổ giảm trong tháng 6 gợi ý nhiều heo hơn sẽ sớm được đưa ra thị trường. Tính đến ngày 14/7, lượng heo giết mổ trung bình đạt gần 2,8 triệu con.
Theo số liệu của USDA, tổng lượng heo giết mổ trong ngày 26/7 là 367.000 con, giảm 80.000 con so với tuần trước. Bên cạnh đó, mối quan tâm của các nhà đóng gói trong việc gia tăng lượng heo đang biến mất trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, cùng với đó công ty Smithfield Foods đã đóng cửa một số nhà máy của mình để nâng cấp trang thiết bị.
Tại Canada, sản lượng thịt heo giảm vì vấn đề năng suất, các nhà máy đóng cửa vì tác động của thời tiết, ảnh hưởng từ dịch tiêu chảy cấp trên heo, và các lệnh kiểm soát môi trường, đã hạn chế nguồn cung
Mặc dù sản lượng có thể chậm lại cho đến hết mùa hè, con số này sẽ dần tăng trở lại vào mùa thu và mùa đông.
Trên thị trường Anh, sản lượng thịt heo giảm nhẹ trong tháng 6. Cụ thể, theo dữ liệu mới nhất từ DEFRA, sản lượng thịt heo trong tháng đạt 71.800 tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thịt heo giảm chủ yếu là do lượng heo sạch giết mổ giảm 2% trong tháng 6 xuống 831.700 con.
a. Tình hình tiêu thụ
Tại Nga, báo cáo từ thepigsite.com cho biết, tình hình tiêu thụ thịt heo tại Nga đang tăng nhẹ và loại thịt heo đang được tiêu thụ trên thị trường này cũng dần thay đổi. Điều này là nhờ niềm tin thu nhập/tiêu dùng tăng lên. Trong quá khứ, người Nga tiêu thụ rất nhiều thịt heo chất lượng thấp (được sản xuất từ thịt nhập khẩu). Tuy nhiên, người Nga đang ăn nhiều thịt heo tươi, xúc xích và thịt heo chế biến chất lượng cao.
Trung bình một người Nga tiêu thụ khoảng 22 kg thịt heo/năm. Với dân số khoảng 145 triệu người, nếu tiêu thụ chỉ cần tăng thêm 1 kg/người, Nga sẽ cần thêm khoảng 70.000 con heo. Tính đến ngày 26/7, giá heo hơi tại Nga đạt 80,83 US cent, đắt thứ ba trên thế giới sau Hàn Quốc (1,34 USD/pound) và Việt Nam (97,92 US cent/pound).
Tại Mỹ, báo cáo từ USDA cho biết, 2018 sẽ là năm lượng thịt tiêu thụ đạt kỷ lục. Ước tính mỗi người Mỹ sẽ tiêu thụ trung bình hơn 222 pound thịt bò, thịt heo, thịt gà. Trong đó, USDA dự báo lượng thịt heo tiêu thụ nói chung trong năm tới sẽ lên tới 53,3 pound/người, mức cao nhất kể từ đầu năm 1980.
Trong khi đó, ảnh hưởng của cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ vàTrung Quốc, Mexico với các mức thuế quan trả đũa lẫn nhau đang gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu thịt của quốc gia này. Theo số liệu liên bang mới nhất, gần 1,134 triệu tấn thịt và gia cầm sản xuất tại Mỹ hiện đang chất đống trong các kho lạnh nước này và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Sản lượng thịt bò, thịt heo, gia cầm và gà tây cao kỷ lục của Mỹ ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu trong bối cảnh người tiêu dùng nước này không thể tiêu thụ hết lượng thịt khổng lồ. Điều này khiến giá thịt giảm đối với người tiêu dùng, các nhà hàng và nhà bán lẻ.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/7, giá hợp đồng heo giao tháng 8 giảm 1,5 US cent/pound xuống 64,98 US cent; trong khi hợp đồng heo giao tháng 10 giảm 1,675 US cent xuống 52,25 US cent, thấp hơn mức trung bình biến động trong 10 ngày ở 52,842 US cent.
Báo cáo mới công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) chỉ ra, chỉ số giá thịt toàn cầu giảm 1,9% từ giá trị được điều chỉnh tăng trong tháng 6. Nguyên nhân một phần là do hoạt động xuất khẩu thịt tại Brazil đã trở lại bình thường.
2.THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
a.Tình hình sản xuất
Theo ghi nhận từ thị trường, tiếp đà từ cuối tháng trước, giá heo duy trì ở mức cao đồng thời kéo giá heo giống lên theo, nên nhiều hộ chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tăng đàn. Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, ước tính đến tháng 7, tổng đàn heo cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ NN&PTNT, khủng hoảng thừa cung trong những tháng đầu năm 2017 khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng, thời gian kéo dài dẫn đến người nuôi bỏ chuồng không tiếp tục chăn nuôi nữa, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (số lượng heo dưới 20 – 30 con) bỏ chuyển đổi sang ngành nghề khác, tỷ lệ này chiếm khá cao trong toàn ngành chăn nuôi.
Đặc biệt tại miền Bắc, tình trạng nguồn cung khan hiếm cục bộ diễn ra khá nghiêm trọng.
“Các nguồn tin báo cáo, sau sự sụp đổ của ngành chăn nuôi trong năm 2017, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thua lỗ nặng, dẫn tới tình trạng treo chuồng hàng loạt. Chỉ những trang trại quy mô lớn với mô hình ‘farm to table’ có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng.
Giá thịt heo tăng đã thúc đẩy tái đầu tư trong ngành heo hơi, nhưng Cục chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT cảnh báo các hộ chăn nuôi nhỏ không nên tái đàn để tránh một đợt suy thoái khác vì dư cung”, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nhận định tương tự, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, khủng hoảng heo 2016 – 2017, một số tỉnh, thành trước đó cung cấp thịt heo tiêu thụ tại nhiều nơi, nhưng do giai đoạn vừa qua không nuôi nữa dẫn tới tình trạng thiếu hụt. Mặc dù vậy, các tỉnh phía Nam như Đồng Nai vẫn đang cung ứng heo cho TP. HCM. Trong giai đoạn 2015 – 2016, mỗi ngày trung bình thủ phủ nuôi heo miền Nam cung ứng khoảng 16.000 con. Hiện chợ đầu mối TP. HCM đang tiêu thụ khoảng hơn 5.000 con/ngày nên nguồn cung không quá thiếu hụt, theo ông Đoán.
Ngoài ra, theo Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài và các trang trại chăn nuôi lớn vẫn còn
a.Biến động về giá
Sau khi kết thúc chuỗi tăng kéo dài bắt đầu từ tháng 4, giá heo hơi giảm trở lại vào đầu tháng 6 và duy trì cho tới hết tuần thứ ba của tháng, sau đó ghi nhận một đợt tăng mạnh mới. Tính đến ngày 20/7, giá heo hơi trung bình trên cả nước đã tăng hơn
2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.
Đáng chú ý, tại miền Bắc, nguồn cung khan hiếm cùng với thời tiết mưa lũ đã ảnh hưởng tới việc giết mổ cũng như hoạt động vận chuyển thịt heo tiêu thụ, đã kéo giá heo hơi trong khu vực chạm mức kỷ lục mới, 55.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng so với mức cao nhất trong gần 2 năm lập được hồi tháng 5. Một số tỉnh ghi nhận mức giá này gồm Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nam.
Trong khi đó, giá heo hơi tại miền Trung biến động liên tục nhưng cũng xuất hiện đà đi lên vào cuối tháng. Mặc dù vậy, chênh lệch giữa các tỉnh trong khu vực là khá lớn và phân chia theo vùng, với miền Bắc Trung Bộ báo giá heo dao động quanh ngưỡng
50.000 đồng/kg, trong khi Trung và Nam Trung Bộ đều dưới 50.000 đồng. Tại miền Nam, giá heo hơi ổn định hơn và cũng tăng dần vào cuối tháng.
Theo Bộ NN&PTNT, nhìn chung giá heo hơi tăng trên cả nước là do nhu cầu thị trường, còn nguồn cung thì không thiếu.
Với đà tăng này, số liệu từ Genesus cho thấy, trong tuần tính đến ngày 26/7, giá heo hơi tại Việt Nam, ở mức 97,92 US cent/- pound (tương đương 50.000 đồng/kg), vẫn đang đắt thứ hai thế giới chỉ sau Hàn Quốc, đạt 1,34 USD/pound.
Giá heo hơi tăng cao kéo giá heo giống lên theo. Với giá heo giống rất cao từ 1,2 triệu – 1,5 triệu đồng/con loại 6 – 7 kg tùy theo chất lượng heo, rủi ro cho người chăn nuôi là rất cao nếu đến thời điểm xuất chuồng giá heo không đạt mức cao như hiện tại.
c.Tình hình tiêu thụ
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 6, Việt Nam nhập khẩu 678 tấn thịt heo, tăng 50,4% so với tháng 5, với giá trị nhập khẩu tăng 50,7% lên 1,03 triệu USD. Giá thịt heo nhập khẩu trung bình cũng tăng 0,1% lên 1.524 USD/tấn. Lũy kế đến 6 tháng đầu năm, khối lượng thịt heo nhập khẩu đạt 2.806 tấn, trị giá gần 4,9 triệu USD.
Tuy nhiên, với cuộc tranh chấp thương mại Mỹ – Trung Quốc ngày càng căng thẳng, lượng thịt heo nhập khẩu từ Mỹ có thể sẽ tăng lên, ảnh hưởng tới giá thịt trong nước trong thời gian tới.
d.Dự báo
Bộ NN&PTNT dự báo tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nay tới cuối năm vẫn tốt. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu, trong đó có sản phẩm thịt heo đã có nhiều khởi sắc.
Bên cạnh đó, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, kể từ cuối tháng 3, giá heo tăng theo hướng có lợi cho người chăn nuôi, thúc đẩy hoạt động đầu tư tái đàn và nuôi thâm canh trở lại. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường heo hơi hiện tại sẽ dần được khắc phục trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2018.
Khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2017 – 2018 nhờ ngành chăn nuôi phục hồi và tăng trưởng ngành thủy sản mạnh mẽ, theo USDA.
3.THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
a.Tình hình sản xuất
Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, số heo nái trên cả nước tiếp tục giảm và số heo nái bị loại bỏ đã tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đều tối ưu hóa cấu trúc, chủ yếu loại bỏ heo nái mang thai nhiều lần và mua heo chất lượng cao.
Ngành công nghiệp không xuất hiện hoạt động giết mổ heo quy mô lớn, quy trình giảm năng suất của ngành đã được mở rộng, mặc dù đã có sự hồi phục mạnh mẽ trên thị trường heo hơi, nhưng điều này chỉ là do nguồn cung giảm theo mùa trong năm.
Theo thống kê của Sở nghiên cứu dữ liệu Huitong, số lượng heo hơi vào cuối tháng 7 thường tăng so với giai đoạn trước, và sự gia tăng sẽ rõ ràng hơn trong tháng 8.
Nhìn chung nguồn cung vẫn đầy đủ.
b.Biến động về giá
Kể từ đầu tháng, việc giá heo tăng mạnh mang lại hy vọng cho người chăn nuôi về thị trường. Mưa lớn trên diện rộng khiến giao thông vận tải và vận chuyển rất bất lợi, điều này cũng làm tăng khả năng giá heo đi lên ở các khu vực. Tình hình mưa ở khu vực phía Đông Bắc cơ bản đã kết thúc, giá heo hiện chưa bị ảnh hưởng nhiều và có khả năng sẽ tiếp tục dao động nhẹ.
Hôm 21/7 và 22/7, hầu hết các doanh nghiệp giết mổ đều tăng giá heo thêm 0,21 – 0,6 nhân dân tệ/kg. Theo đó, giá heo tại Quảng Đông, Hồ Nam, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Bắc Kinh và Hà Nam tăng khoảng 0,3 nhân dân tệ/kg.
Mặt khác, sự tăng giá của thịt heo trắng và giá thịt heo trên thị trường đã rõ ràng hơn, nhưng nhu cầu tiêu thụ không được cải thiện đáng kể, doanh số bán của doanh nghiệp yếu, và thị trường vẫn thiếu yếu tố hỗ trợ đà tăng của giá heo.
Theo ghi nhận, đợt tăng gần đây chỉ dành cho heo tiêu chuẩn, còn giá heo trọng lượng lớn vẫn chưa có sự cải thiện, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người nông dân cần theo dõi sát thị trường, không nên đưa ra các quyết định vội vàng.
Tính đến ngày 31/7, giá heo hơi trung bình đạt 12,82 nhân dân tệ/kg (khoảng 43.800 đồng/kg), với giá heo hơi cao nhất được ghi nhận tại Chiết Giang, đạt 13,76 nhân dân tệ/kg (tương đương 46.937,63 đồng/kg); trong khi mức giá thấp nhất là tại Hắc Long Giang ở 12,01 nhân dân tệ (khoảng 40.968,09 đồng/kg).
c.Tình hình tiêu thụ
Với tình hình thời tiết nóng nực, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu là thịt heo nạc. Ngoài ra, đây là thời điểm các trường đại học lớn nghỉ hè, vì vậy mức tiêu thụ vẫn duy trì ở mức yếu.
Trong khi đó, cuộc chiến thuế quan thương mại với Mỹ, khiến Trung Quốc tiến hành nhập khẩu thịt heo từ các quốc gia khác như Brazil. Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu thịt heo từ Brazil sang quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng 140% lên 25.500 tấn, theo hiệp hội các nhà chế biến protein động vật Brazil.
Năm 2017, Brazil xuất khẩu 48.900 tấn thịt heo sang Trung Quốc.
d.Dự báo
Mặc dù giá heo hơi đã tăng trong tháng 7, biến động trong tháng 8 vẫn chưa rõ nét. Xét theo mức giá hiện nay, đà tăng gần đây đã ổn định.
Một số chuyên gia dự báo đà tăng của giá heo sẽ còn tiếp tục duy trì đến cuối tháng 8, trong khi một số khác lo ngại, sự gia tăng của giá heo trong tháng 7 tại các trang trại lớn là rất lớn và quá nhanh, vì vậy có khả năng xảy ra tình trạng đảo chiều.
Nhìn chung các yếu tố gây giảm giá trong tháng 8 không quá mạnh mẽ, vì vậy dự kiến giá heo giá heo sẽ không giảm mạnh trong tháng 8 và chủ yếu ở mức ổn định.
Ngoài ra, ông Tang Ke, người đứng đầu cơ quan thị trường và thông tin kinh tế tại Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, quốc gia này dự báo sẽ chứng kiến sản lượng thịt heo dư thừa trong cả năm nay. Mặc dù lượng heo tồn kho đang giảm, sinh sản trên mỗi con heo nái đang gia tăng, thúc đẩy sản lượng.
Giá thịt heo là một chỉ số chính về giá nông nghiệp nói chung, có thể ảnh hưởng đến biến động chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc.