Dịch tả heo Châu Phi (ASF) có nguy hiểm không?
1. Có: ASF cực kỳ nguy hiểm vì: – Bệnh chưa có vaccine phòng bệnh. – Lợn ở các giai đoạn tuổi đều nhiễm bệnh, tỷ lệ chết lên đến 100%. – Mầm bệnh tồn tại lâu: 6 năm trong máu; lách 2-2,5 năm; phân ẩm hơn 100 ngày; nước tiểu hơn 40 ngày. – Kháng sinh không hỗ trợ điều trị được bệnh. – Bệnh mới nên các liệu trình thuốc hỗ trợ chưa rõ hiệu quả.
2. Không nguy hiểm vì: – Bệnh lây lan chậm do không lây lan theo không khí, lây lan do tiếp xúc trực tiếp: lợn bệnh-lợn khỏe; động vật trung gian: ruồi, chuột; phương tiện vận chuyển; người ra vào trại từ khu vực có dịch sang khu vực không có dịch; dùng thịt lợn chưa qua nấu chín mang mầm bệnh ASF… Vì vậy CÁCH LY TỐT KHU VỰC CHĂN NUÔI CỦA GIA ĐÌNH sẽ giúp trại của các bạn an toàn với ASF. – Virus ASF gây bệnh nguy hiểm nhưng các thuốc sát trùng thông thường như vôi bột, formon, xút… đều tiêu diệt nó một cách dễ dàng. TĂNG CƯỜNG VỆ SINH SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI, KHU VỰC XUNG QUANH VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, DỤNG CỤ CHĂN NUÔI; NHẬP LỢN RÕ NGUỒN GỐC sẽ hạn chế virus xâm nhập vào đàn lợn trong trại. – Tất cả các bệnh xảy ra đều do sức khỏe vật nuôi chưa tốt. Vì vậy CHO ĂN ĐÚNG, ĂN ĐỦ – TĂNG CƯỜNG THUỐC BỔ TRỢ – SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRỘN HỢP LÝ cho vật nuôi để tăng sức đề kháng chủ động cho vật nuôi. – Để ý đến virus ASF nhưng cũng đừng quên các loại virus, vi khuẩn khác. Vì vậy CHỦ ĐỘNG LÊN KẾ HOẠCH TIÊM VACCINE cho các bệnh PRRS, FMD, CSF, PCV… đầy đủ để việc hỗ trợ điều trị khi bệnh xảy ra dễ dàng hơn.
BẠN NÊN BIẾT: Trung Quốc có 700 triệu đầu heo nhưng “chị” ASF chỉ xin được của họ có 950.000 em. Họ làm tốt khâu khoanh vùng dịch cách ly, vệ sinh sát trùng, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi…
BẠN CẦN LÀM: Nếu ví Lở Mồm Long Móng là một cơn lốc, đến nhanh đi nhanh thì Dịch tả Châu Phi chỉ là cơn gió mạnh, đến chậm nhưng sẽ biến mất nhanh. Việc của bạn là BÌNH TĨNH XỬ LÝ! CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
Nguồn : Copy