Giá heo hơi hôm nay 12/10: Giảm từ 1.000 – 3.000 đồng/kg trên toàn quốc
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh giảm từ 1.000 – 3.000 đồng/kg.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang |
67.000 |
-3.000 |
Yên Bái |
71.000 |
-1.000 |
Lào Cai |
69.000 |
– |
Hưng Yên |
69.000 |
-1.000 |
Nam Định |
71.000 |
– |
Thái Nguyên |
70.000 |
-2.000 |
Phú Thọ |
69.000 |
– |
Thái Bình |
70.000 |
– |
Hà Nam |
69.000 |
– |
Vĩnh Phúc |
68.000 |
-2.000 |
Hà Nội |
66.000 |
-3.000 |
Ninh Bình |
71.000 |
– |
Tuyên Quang |
68.000 |
– |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tiếp đà đi xuống tại một số địa phương
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hoá |
73.000 |
– |
Nghệ An |
72.000 |
– |
Hà Tĩnh |
74.000 |
– |
Quảng Bình |
73.000 |
-2.000 |
Quảng Trị |
74.000 |
– |
Thừa Thiên Huế |
75.000 |
-1.000 |
Quảng Nam |
77.000 |
– |
Quảng Ngãi |
78.000 |
– |
Bình Định |
75.000 |
– |
Khánh Hoà |
74.000 |
-1.000 |
Lâm Đồng |
74.000 |
-2.000 |
Đắk Lắk |
74.000 |
– |
Ninh Thuận |
74.000 |
– |
Bình Thuận |
75.000 |
– |
Theo số liệu của Cục Thống kê, Gia Lai là tỉnh ở khu vực Tây Nguyên chăn nuôi heo hơi với qui mô và số lượng lớn.
Năm 2020 có hơn 400.000 con heo hơi, tăng trên 1.000 con so với cuối năm 2019. Toàn tỉnh có gần 41.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và 204 trang trại chăn nuôi lớn theo hướng công nghiệp.
Điều đáng lo là hình thức chăn nuôi heo hơi thả rông vẫn còn tồn tại ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh, vì vậy nguy cơ cao làm bùng phát dịch tả heo châu Phi trên diện rộng.
Các hộ dân nên áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế và tác động xấu đến giá cả của thịt heo.
Giá heo hơi hôm nay tại Miền Nam
Thị trường miền Nam ghi nhận giá heo hơi giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg trong hôm nay.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước |
78.000 |
– |
Đồng Nai |
75.000 |
– |
TP HCM |
76.000 |
– |
Bình Dương |
76.000 |
– |
Tây Ninh |
75.000 |
– |
Vũng Tàu |
78.000 |
– |
Long An |
78.000 |
– |
Đồng Tháp |
76.000 |
– |
An Giang |
75.000 |
-2.000 |
Vĩnh Long |
76.000 |
– |
Cần Thơ |
76.000 |
-1.000 |
Kiên Giang |
78.000 |
– |
Hậu Giang |
78.000 |
– |
Cà Mau |
77.000 |
– |
Tiền Giang |
74.000 |
-2.000 |
Bạc Liêu |
73.000 |
– |
Trà Vinh |
78.000 |
– |
Bến Tre |
77.000 |
– |
Sóc Trăng |
78.000 |
– |
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Chiến lược cũng đặt ra yêu cầu phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn; tăng cường nghiên cứu khoa học, thích nghi và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, chú trọng ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi.
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
Chiến lược đặt ra mục tiêu chung đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.
Cùng với mục tiêu chung, Chiến lược xác định các mục tiêu cụ thể cho ngành chăn nuôi giai đoạn 10 năm tới. Đó là, tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm. Sản lượng thịt xẻ các loại: Đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 59 đến 61%, thịt gia cầm từ 29 đến 31%, thịt gia súc ăn cỏ từ 10 đến 11%, trong đó xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm.
Sản lượng trứng, sữa: Đến năm 2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.
Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm, đến năm 2025 đạt từ 50 đến 55 kg thịt xẻ các loại, từ 180 đến 190 quả trứng, từ 16 đến 18 kg sữa tươi và đến năm 2030 đạt từ 58 đến 62 kg thịt xẻ các loại, từ 220 đến 225 quả trứng và từ 24 đến 26 kg sữa tươi.
Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030. Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt: Từ 25 đến 30% vào năm 2025, từ 40 đến 50% vào năm 2030; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện.
Ngành chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu khu vực
Chiến lược xác định tầm nhìn đến năm 2045 của ngành Chăn nuôi là trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biển, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo Chiến lược, ngành Chăn nuôi Việt Nam đến năm 2045 phải có trình độ và năng lực sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á; khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây nhiễm sang người. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng, sữa được sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường; 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó có khoảng 30% được chế biến sâu.
Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu trên, Chiến lược xác định các giải pháp cụ thể như hoàn thiện các nhóm chính sách về phát triển chăn nuôi (chính sách đất đai, tài chính, tín dụng, thương mại, khuyến nông và thông tin tuyên truyền); nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi; nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi; phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành chăn nuôi; đổi mới tổ chức sản xuất; tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y.
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho chăn nuôi
Theo Chiến lược, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa, quý, hiếm; dự trữ sản phẩm chăn nuôi thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Chiến lược yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi, thú y, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; xây dựng các chương trình và đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và năm năm; đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký quyết định ban hành.