Về đầu trang

Giá heo hơi hôm nay (13/4): Đã cán mốc 42.000 đồng/kg

Posted by admin

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay (13/4) đạt 40.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh

Theo ghi nhận từ thị trường, giá heo hơi tại khu vực tiếp tục tăng 1.000 – 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Cụ thể, giá heo tại Bắc Giang tăng thêm 2.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg. Tại Hải Phòng, Phú Thọ, Hưng Yên giá heo hơi cũng ghi nhận đạt ngưỡng 40.000 đồng/kg. Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Tuyên Quang có mức giá tốt ở 39.000 đồng/kg.

Giá heo tại Lào Cai, Vĩnh Phúc đang dao động quanh mức 38.000 đồng/kg. Với đợt tăng ngày hôm nay giá heo hơi miền Bắc hiện dao động trong khoảng 34.000 – 40.000 đồng/kg.

Giá heo hơi đã vượt ngưỡng 40.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên lên cao nhất cả nước ở 42.000 đồng/kg

Theo đó, giá heo hơi tại Hà Tĩnh báo tăng 4.000 đồng/kg lên 42.000 đồng từ 38.000 đồng/kg, mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2017. Tại Thanh Hóa, giá heo tăng ít hơn 1.000 – 2.000 đồng/kg lên 39.000 – 40.000 đồng.

Các địa phương như Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận giá heo hơi ghi nhận biến động trong mức 37.000 – 40.000 đồng/kg.

Hiện, giá heo hơi trong khu vực được thu mua trong khoảng 34.000 – 42.000 đồng/kg, với mức giá phổ biến là 34.000 – 38.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam cũng xuất sắc vượt ngưỡng 40.000 đồng/kg

Cụ thể, giá heo hơi tại Củ Chi đã tăng mạnh và cũng chạm mốc 42.000 đồng/kg, trong khi tỉnh Bạc Liêu ghi nhận mức giá 41.000 đồng/kg.

Các địa phương khác như Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Dương giá heo đang giao dịch trong khoảng 37.000 – 38.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo tại miền Nam tiếp tục tăng mạnh và dao động trong khoảng 33.000 – 42.000 đồng/kg.

Giá tại các công ty chăn nuôi lớn tiếp tục tăng thêm 500 – 1.000 đối với miền Bắc và miền Nam.

Theo những người nuôi heo lâu năm, với đà này, giá heo còn có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Những nguyên nhân chính khiến giá heo hơi trong nước vẫn chưa ngừng tăng

Phần lớn thị trường và giới chuyên gia trong ngành đều cho rằng, giá heo hơi trong nước tăng ổn định trong gần ba tuần gần đây là nhờ nhu cầu thu mua lớn từ thị trường Campuchia, Thái Lan và Lào để phục vụ Tết cổ truyền.

Trong đó, lượng heo xuất sang Campuchia tăng khoảng 3.000 con so với tháng bình thường, lên 4.000 – 5.000 con/ngày trong những ngày gần đây, Báo Người Lao động cho biết. Campuchia chủ yếu nhập heo từ Việt Nam và Thái Lan, nhưng do Thái Lan hiện nay cũng đang chuẩn bị cho Tết cổ truyền nên thương lái Campuchia tập trung thu mua heo từ Việt Nam.

Theo tìm hiểu của PV, cả Campuchia, Thái Lan và Lào đều tổ chức lễ mừng năm mới vào khoảng thời gian giống nhau, tức là từ ngày 13 – 16/4 hàng năm. Cũng giống như Việt Nam, đây được xem là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ thịt heo nói riêng và thực phẩm nói chung tăng mạnh.

Mặt khác, Trung Quốc, thị trường xuất heo lớn nhất của Việt Nam theo đường tiểu ngạch, cũng được cho là đang tích cực thu mua heo để chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Xét về mối quan hệ giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu thịt heo lớn thứ 5 của Mỹ, và Mỹ cũng xuất khẩu tới 1/4 sản lượng thịt heo sang Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ là một trong những nguồn cung thịt heo lớn của Trung Quốc với nhu cầu tiêu thụ khoảng 53 triệu tấn thịt heo/năm.

Xét về dài hạn, việc áp thuế 25% đối với thịt heo nhập khẩu từ Mỹ sẽ đẩy Trung Quốc vào thế thiếu hụt nguồn cung. Chưa kể, áp thuế với đậu nành nhập khẩu từ Mỹ sẽ khiến chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi heo Trung Quốc tăng mạnh, gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Xét về giá cả, giá heo hơi tại Việt Nam nhìn chung vẫn đang thấp hơn Trung Quốc. Theo kết quả khảo sát của Công ty Genesus Genetics, tính đến ngày 3/4 (thời điểm giá heo hơi Việt Nam mới chỉ rậm rịch tăng), giá heo hơi trung bình tại Trung Quốc gần 42.000 đồng/kg; trong khi đó, giá tại Việt Nam đạt khoảng 34.000 đồng/kg.

Giá heo tăng liên tục vì dân găm hàng, doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đẩy giá lên cao

Trong những ngày đầu của đợt tăng giá này, người chăn nuôi heo trong nước khá phấn khởi, vừa vui mừng bán ra nhưng cũng vừa đánh liều giữ lại một lượng heo nhất định khi thị trường xuất hiện một số đồn đoán giá sẽ lên cao hơn.

Trên thực tế, đã có nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng, phá chuồng vì không chống đỡ nổi trước khủng hoảng giá heo. Điều này khiến quy mô đàn heo trên cả nước liên tiếp giảm sau hơn hai năm thua lỗ. Cụ thể, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp, quy mô đàn heo trên cả nước trong quý I lần lượt giảm 5,4%; 5,7% và 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào thời điểm nhu cầu từ các nước láng giềng tăng như hiện nay, xu hướng quy mô đàn heo giảm liên tục dấy lên đồn đoán nguồn cung trong nước sẽ dần cân bằng với nhu cầu trong thời gian tới, thậm chí là quay sang lo ngại thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, như ông Lê Hưng, giám đốc Công ty công nghệ sinh học Việt Hưng và ông Nguyễn Kim Đoán – phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá tăng chủ yếu là do các công ty chăn nuôi lớn “làm giá”.

Ông Đoán cho biết các doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn, như CP, hiện chiếm hơn 70% đến 80% lượng heo toàn tỉnh Đồng Nai cũng như nhiều địa phương nên khi các công ty này điều chỉnh giá thì lập tức giá biến động trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, giới thương lái cũng khẳng định, CP luôn là đơn vị dẫn dắt giá của thị trường trong thời gian vừa qua.

Giải thích cho việc phải điều chỉnh giá bán heo tăng trong thời gian vừa qua, đại diện một số doanh nghiệp cho biết mục đích là nhằm hạn chế thương lái đặt mua với số lượng lớn. Nếu không tăng giá để hạn chế sức mua thì đến cả doanh nghiệp cũng không thể đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nguồn : Tổng hợp

Trả lời