Về đầu trang

Giá heo hơi hôm nay 16/3: Giảm nhẹ tại miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam

Posted by admin
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng giảm trái chiều

Thị trường heo hơi miền Bắc hôm nay điều chỉnh từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg tại các tỉnh thành.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

  74.000

-2.000

Yên Bái

76.000

Lào Cai

74.000

Hưng Yên

76.000

Nam Định

  74.000

-2.000

Thái Nguyên

  76.000

Phú Thọ

76.000

Thái Bình

75.000

Hà Nam

75.000

Vĩnh Phúc

76.000

Hà Nội

76.000

Ninh Bình

76.000

Tuyên Quang

76.000

+1.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung

Heo hơi miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận mức điều chỉnh giảm rải rác về giá trong ngày hôm nay.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

75.000

Nghệ An

75.000

Hà Tĩnh

74.000

-1.000

Quảng Bình

74.000

Quảng Trị

73.000

Thừa Thiên Huế

73.000

-2.000

Quảng Nam

75.000

Quảng Ngãi

75.000

Bình Định

73.000

Khánh Hoà

75.000

Lâm Đồng

75.000

-2.000

Đắk Lắk

75.000

Ninh Thuận

74.000

-1.000

Bình Thuận

75.000

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến hộ kinh doanh, người chăn nuôi tại Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo khảo sát, giá thức ăn chăn nuôi tổng hợp loại 25kg cho heo con đang dao động ở mức từ 400.000 – 500.000 đồng/bao, thức ăn cho heo nái khoảng 250.000 – 280.000 đồng/bao, thức ăn cho heo thịt có giá từ 260.000 – 330.000 đồng/bao, tuỳ thương hiệu và trọng lượng heo sử dụng.

Theo thông tin của các đại lý chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất. Hiện nay, các thị trường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính là: Mỹ, Nam Mỹ, EU, Nga…

Đây là khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 khiến việc giao thương, hệ thống vận chuyển gặp nhiều khó khăn, đẩy giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khô dầu đậu tương, ngô, bột xương thịt… tăng cao.

Các công ty sản xuất thức ăn buộc phải liên tục điều chỉnh giá bán về cho các đại lý cấp 1, cấp 2….

Giá heo hơi hôm nay tại Miền Nam

Giá heo hơi khu vực phía Nam điều chỉnh giảm ở một số địa phương trong ngày hôm nay.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

76.000

-1.000

Đồng Nai

73.000

TP HCM

76.000

Bình Dương

75.000

Tây Ninh

77.000

Vũng Tàu

75.000

-1.000

Long An

76.000

Đồng Tháp

77.000

An Giang

76.000

Vĩnh Long

76.000

Cần Thơ

76.000

Kiên Giang

76.000

Hậu Giang

77.000

Cà Mau

76.000

Tiền Giang

77.000

Bạc Liêu

77.000

Trà Vinh

77.000

Bến Tre

76.000

-1.000

Sóc Trăng

77.000

Người chăn nuôi lao đao vì giá thức ăn tăng chóng mặt

Ngay đầu tháng 3, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đồng loạt gửi thông báo tăng giá đến khách hàng với mức tăng 300 – 400 đồng/kg, cá biệt có công ty tăng giá đến 600 – 800 đồng/kg. Đây là đợt tăng giá mới nhất và cao nhất từ trước đến nay của mặt hàng này và là tháng thứ 5 liên tiếp các công ty thông báo tăng giá tới khách hàng.

Giá thành tăng, giá bán giảm

Liên tiếp những ngày đầu tháng 3, ông Hoàng Văn Hậu (Trảng Bom, Đồng Nai) nhận được thông báo tăng giá từ các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) lớn như CP, De Heus, Emivest, Uni-President, Lái Thiêu…

Là đại lý TACN trong gần 20 năm qua, ông Hậu cho rằng mức tăng giá trong tháng 3 ở mức 300 – 600 đồng/kg, tùy công ty và tùy chủng loại, cao gấp đôi so với thông thường. Tổng cộng đã có 5-6 đợt tăng giá kể từ tháng 10-2020 đến nay, với mức tăng từ 17-30% so với trước.

“Bên kinh doanh của các công ty nói các đại lý tranh thủ đặt hàng sớm trữ trong kho vì thời gian tới sẽ còn tăng giá nữa”, ông Hậu cho biết.

Ông Trần Quang Trung, chủ trại heo ở Thống Nhất (Đồng Nai), cho rằng chưa bao giờ giá cám lại tăng nhiều lần và tăng cao như hiện nay. Tính ra mỗi bao cám 25kg đã tăng tới 40.000 đồng kể từ tháng 10-2020, mức tăng chưa bao giờ có.

Một số hộ chăn nuôi có thâm niên so sánh giá TACN thời gian qua tăng nhanh không khác gì diễn biến của đợt lạm phát năm 2008. “Nhưng điểm khác biệt là thời kỳ lạm phát giá cám tăng thì giá bán heo, gà, trứng cũng tăng, còn bây giờ thì ngược lại”, ông Trung phân tích.

Giá TACN tăng và chưa có dấu hiệu ngưng lại đã tác động trực tiếp đến giá thành chăn nuôi trong nước. Trong đó, tăng nhiều nhất là gà ta (tăng thêm 4.500 đồng/kg và giá thành là 45.000 đồng/kg), giá thành heo tăng khoảng 4.000 đồng/kg (giá thành 44.000 đồng/kg với nuôi khép kín và 60.000 đồng/kg nếu mua heo giống), gà công nghiệp tăng khoảng 2.700 đồng/kg giá thành lên 27.000 đồng/kg. Giá thành trứng cũng tăng thêm 200 đồng/quả, lên 1.600 đồng/quả.

Nguy cơ phá sản, biến động mạnh

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, ngành chăn nuôi của VN trong suốt cả năm 2020 và đầu năm 2021 chỉ có heo là vẫn có lời do nguồn cung thiếu hụt vì dịch tả heo châu Phi trước đó. Còn lại, chăn nuôi gà, vịt, trứng đều thua lỗ nặng nề và kéo dài.

Sau tết, giá bán gia cầm trong nước đang có sự hồi phục nhẹ vì hàng nhập khẩu về giảm hơn trước bởi khó khăn về container rỗng cũng như nhu cầu nhiều nước về thịt gà tăng lên. Thế nhưng, với việc tăng giá TACN quá nhanh như thời gian qua thì giá thành đã vượt xa mức tăng giá. Do đó, người chăn nuôi gia cầm tiếp tục kéo dài chuỗi thua lỗ của cả năm 2020 sang năm 2021 và cũng chưa biết khi nào mới hết.

“Giá cám sẽ còn tăng nữa do nguyên liệu đầu vào tăng cao sẽ đe dọa phá sản ngành chăn nuôi gia cầm của VN trong thời gian tới” – ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cảnh báo.

Ông Phạm Đức Bình – phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi – cho biết giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh thời gian qua do các yếu tố về mất mùa và nhất là Trung Quốc đột ngột mua nguyên liệu với số lượng kỷ lục dẫn đến giá tăng trên quy mô toàn cầu.

Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container rỗng để vận chuyển hàng hóa cũng làm giá nguyên liệu về đến VN tăng lên. “So với mức tăng của nguyên liệu thì giá bán lẻ tăng thấp hơn nhiều do các doanh nghiệp thường mua hàng trữ rồi đưa vào sản xuất dần” – ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, với các tác động nói trên, ngành sản xuất TACN và ngành chăn nuôi của VN trong thời gian tới sẽ có những biến động lớn. Với sản xuất TACN, những công ty có nhiều vốn, dự đoán tốt thị trường để mua hàng khi giá còn thấp bây giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

“Do có độ trễ về thời gian nhập hàng và thời gian sản xuất nên đến tháng 4-2021 các nhà máy tại VN mới đưa hàng nhập khẩu với giá cao nhất vào sản xuất thì giá bán lẻ sẽ tiếp tục tăng nữa. Nhưng như vậy thì không thể cạnh tranh nổi với các công ty lớn vẫn còn hàng giá thấp hơn trong kho. Thị trường TACN sẽ có nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí phá sản vì không phải cứ muốn tăng giá bán cho nông dân là được”, ông Bình cảnh báo.

Đối với ngành chăn nuôi, việc phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu là một rủi ro khi giá thế giới biến động. Cùng với việc chăn nuôi nhỏ lẻ và không có liên kết sẽ đẩy giá thành lên cao và không chia sẻ được rủi ro nên sẽ dẫn đến thua lỗ.

“Đây là khó khăn cho ngành nhưng cũng là cơ hội để những doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi (từ TACN, chuồng trại đến chế biến kinh doanh thịt) phát triển. Bởi vì những chuỗi này có thể san sẻ được rủi ro trong các khâu nên vẫn đảm bảo có lời hoặc không lỗ. Và đây cũng là xu hướng kinh doanh mà các nước tiên tiến đã làm”, ông Bình nói.

5 tháng tăng giá 7 lần

Theo các thông báo nhận được từ các công ty thì trong 5 tháng vừa qua, mặt hàng có mức tăng cao nhất trong một lần điều chỉnh là sản phẩm hỗn hợp dành cho cá của Công ty TNHH thức ăn gia súc Lái Thiêu với mức tăng lên tới 800 đồng/kg vào tháng 2-2021.

Công ty có số lần tăng giá nhiều nhất là Công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam, với 7 lần tăng giá trong khoảng thời gian trên. Các công ty khác tăng giá từ 3-5 lần.

Trả lời