Giá heo hơi hôm nay 20/8: Điều chỉnh tăng ở miền Bắc, tăng giảm trái chiều tại các tỉnh khu vực miền Trung
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc cao nhất là 57.000 đồng/kg
Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg.
Theo đó, Hà Nội điều chỉnh giá thu mua heo hơi lên mức 56.000 đồng/kg sau khi tăng nhẹ một giá.
Tương tự, Nam Định cũng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, hiện giao dịch tại mốc 54.000 đồng/kg.
Tỉnh Hưng Yên hiện giao dịch với giá cao nhất khu vực là 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang |
56.000 |
– |
Yên Bái |
55.000 |
– |
Lào Cai |
55.000 |
– |
Hưng Yên |
57.000 |
– |
Nam Định |
54.000 |
+1.000 |
Thái Nguyên |
54.000 |
– |
Phú Thọ |
54.000 |
– |
Thái Bình |
55.000 |
– |
Hà Nam |
54.000 |
– |
Vĩnh Phúc |
54.000 |
– |
Hà Nội |
56.000 |
+1.000 |
Ninh Bình |
54.000 |
– |
Tuyên Quang |
55.000 |
– |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung biến động trái chiều
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay tăng giảm trái chiều, mức điều chỉnh 1.000 – 3.000 đồng/kg.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa |
54.000 |
– |
Nghệ An |
54.000 |
– |
Hà Tĩnh |
54.000 |
– |
Quảng Bình |
53.000 |
– |
Quảng Trị |
53.000 |
– |
Thừa Thiên Huế |
55.000 |
– |
Quảng Nam |
53.000 |
– |
Quảng Ngãi |
55.000 |
– |
Bình Định |
50.000 |
-3.000 |
Khánh Hoà |
53.000 |
+1.000 |
Lâm Đồng |
53.000 |
– |
Đắk Lắk |
53.000 |
– |
Ninh Thuận |
55.000 |
– |
Bình Thuận |
53.000 |
– |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi khu vực phía Nam giảm rải rác tại một số địa phương so với ngày hôm qua.
Địa phương |
Giá (đồng) |
Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước |
52.000 |
– |
Đồng Nai |
52.000 |
-1.000 |
TP HCM |
52.000 |
– |
Bình Dương |
52.000 |
– |
Tây Ninh |
52.000 |
– |
Vũng Tàu |
53.000 |
– |
Long An |
53.000 |
– |
Đồng Tháp |
56.000 |
– |
An Giang |
54.000 |
– |
Vĩnh Long |
53.000 |
– |
Cần Thơ |
53.000 |
– |
Kiên Giang |
53.000 |
– |
Hậu Giang |
53.000 |
– |
Cà Mau |
55.000 |
– |
Tiền Giang |
53.000 |
– |
Bạc Liêu |
55.000 |
– |
Trà Vinh |
53.000 |
-2.000 |
Bến Tre |
53.000 |
– |
Sóc Trăng |
52.000 |
-1.000 |
“Mặc dù giá heo sống giảm mạnh, giá thịt heo tại các cửa hàng thịt, các siêu thị mini, các chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Từ nay đến cuối năm 2021, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) còn xảy ra ở một số địa phương và những nơi dịch đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại”, đại diện Vụ Thị trường trong nước nhận định.
Trong khi chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao,… sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước sau khi sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù quy mô chăn nuôi heo của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước khi có DTHCP, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt heo do vẫn còn thâm hụt cung – cầu.
Nga tăng cường xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Việt Nam
Trong giai đoạn từ tháng 1-6/2021, Nga đã xuất khẩu 61.800 tấn thịt các loại vào Việt Nam, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu thịt lợn tăng gấp 2,5 lần, lên đến 55.000 tấn.
Với nhan đề trên, tờ Báo Nga bình luận rằng khi thị trường trong nước đã hoàn toàn bão hòa với thịt gia cầm và thịt lợn, nước này cần tăng cường xuất khẩu, khi không chỉ Trung Quốc là một thị trường hứa hẹn mà thị trường lớn ở Đông Nam Á cũng rất giàu tiềm năng.Theo báo trên, năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm thịt của Nga lên tới 49% và trong nửa đầu năm 2021 là 26%, theo số liệu của trung tâm liên bang Agroexport thuộc Bộ Nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu thịt của Nga gia tăng là nhờ lượng thịt lợn xuất sang Việt Nam tăng mạnh.
Nga mới chỉ tiếp cận thị trường Việt Nam vào cuối năm 2019, nhưng đã đứng đầu trong số các quốc gia xuất khẩu thịt sang thị trường này trong nửa đầu năm 2021.
Trong giai đoạn từ tháng 1-6/2021, Nga đã xuất khẩu 61.800 tấn thịt các loại vào Việt Nam, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu thịt lợn tăng gấp 2,5 lần, lên đến 55.000 tấn.
Ngoài ra, Nga cũng xuất sang Việt Nam 6.100 tấn thịt gia cầm và 933 tấn thịt bò. Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu thịt số hai của Nga, sau Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm 2021, lượng thịt Nga xuất sang Trung Quốc lên tới 69.000 tấn. Tuy nhiên, con số này giảm 13% so với cùng kỳ năm 2020.
Đông Nam Á là một thị trường lớn và đầy hứa hẹn. Các nước ở khu vực này có thể thay thế cho thị trường Trung Quốc.
Trước hết, Nga quan tâm đến thị trường Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Tuy nhiên, Malaysia là thị trường halal (thực phẩm dành cho người Hồi giáo) nên không nhập khẩu thịt lợn.
Hơn nữa, Malaysia yêu cầu chứng nhận bổ sung đối với các sản phẩm halal từ các cơ quan có thẩm quyền của nước này.
Ngoài ra, Nga vẫn chưa thống nhất về giấy chứng nhận thú y đối với hàng hóa cung cấp cho Malaysia.
Tình hình cũng tương tự với Indonesia. Đây là một thị trường giàu tiềm năng với thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn, nhưng cũng vẫn chưa có hiệp định nào về thú y.
Cách đây vài tháng, một trong những công ty của Nga đã gửi lô hàng gia cầm đầu tiên đến Philippines.
Tuy nhiên, do trung tâm nghiên cứu Rospotrebnadzor thông báo đã phát hiện cúm gia cầm, việc xuất khẩu này ngay lập tức bị ngừng lại.
Theo ông Albert Davleev, Chủ tịch của Agrifood Strategies, nếu dỡ bỏ mọi hạn chế về nguồn cung sang Đông Nam Á, quy mô của thị trường này có thể lên tới 200.000-300.000 tấn thịt lợn và 500.000 tấn thịt gia cầm.Với việc mở cửa biên giới và khách du lịch quay trở lại, Đông Nam Á có thể còn có nhu cầu về thịt bò, thịt cừu và gà tây. Nga cũng sẽ có chỗ đứng trên thị trường này./.