Giá heo hơi hôm nay 29/6: Đà tăng chưa dừng lại
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY TẠI MIỀN BẮC
Thị trường heo hơi Miền Bắc hôm nay duy trì đi lên, tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg ở một số địa phương.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 91.000 | – |
Yên Bái | 92.000 | + 2.000 |
Lào Cai | 90.000 | – |
Hưng Yên | 92.000 | – |
Nam Định | 90.000 | – |
Thái Nguyên | 90.000 | – |
Phú Thọ | 90.000 | – |
Thái Bình | 92.000 | + 2.000 |
Hà Nam | 90.000 | – |
Vĩnh Phúc | 92.000 | + 1.000 |
Hà Nội | 92.000 | + 2.000 |
Ninh Bình | 93.000 | + 3.000 |
Tuyên Quang | 91.000 | – |
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY TẠI MIỀN TRUNG
Heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay tiếp đà đi xuống, giảm nhẹ ở một vài nơi.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hoá | 87.000 | – |
Nghệ An | 87.000 | – |
Hà Tĩnh | 85.000 | – 1.000 |
Quảng Bình | 78.000 | – |
Quảng Trị | 77.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 78.000 | – |
Quảng Nam | 77.000 | – 2.000 |
Quảng Ngãi | 77.000 | – |
Bình Định | 75.000 | – 2.000 |
Khánh Hoà | 85.000 | – |
Lâm Đồng | 85.000 | – |
Đắk Lắk | 82.000 | – |
Ninh Thuận | 77.000 | – |
Bình Thuận | 76.000 | – |
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY TẠI MIỀN NAM
Tại thị trường miền Nam, giá heo hơi hôm nay tiếp tục đứng yên, tình hình buôn bán ở các chợ đầu mối thuận lợi hơn so với tuần trước.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 83.000 | – |
Đồng Nai | 85.000 | – |
TP HCM | 83.000 | – |
Bình Dương | 83.000 | – |
Tây Ninh | 83.000 | – |
Vũng Tàu | 83.000 | – |
Long An | 88.000 | – |
Đồng Tháp | 86.000 | – |
An Giang | 86.000 | – |
Vĩnh Long | 85.000 | – |
Cần Thơ | 87.000 | – |
Kiên Giang | 86.000 | – |
Hậu Giang | 85.000 | – |
Cà Mau | 86.000 | – |
Tiền Giang | 85.000 | – |
Bạc Liêu | 85.000 | – |
Trà Vinh | 86.000 | – |
Bến Tre | 86.000 | – |
Sóc Trăng | 85.000 | – |
Như vậy cả 3 giải pháp trước mắt và lâu dài như tái đàn, tăng nguồn thịt heo đông lạnh và nhập heo giống đang được ráo riết triển khai. Tuy nhiên số heo nhập khẩu lại đang khá nhỏ giọt không đủ đáp ứng ngay cho khoảng 20% nhu cầu đang thiếu hụt.
Thêm vào đó, dịch tả heo châu Phi đang hoành hành trở lại tại một số địa phương miền Bắc khiến giá heo hơi khu vực này tăng trở lại trong cuối tuần trước.
Thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp, trong tuần này, lô heo từ Thái Lan sẽ tiếp tục được nhập về. Bộ sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng tung nguồn heo này ra thị trường nhằm ổn định nguồn cung và giá cả cho người tiêu dùng.
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI LAN RỘNG
Trong khi giá heo hơi đang ở mức cao, tạo động lực thúc đẩy nông dân tái đàn, tăng đàn lợn thì dịch tả lợn châu Phi lại tái xuất ở một số địa phương miền Bắc và có nguy cơ lây lan rộng.
Cụ thể, tại Lai Châu, dịch tả lợn châu Phi đã khiến 100 con lợn bị tiêu hủy với 4/7 xã, phường của TP.Lai Châu xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Anh Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết, nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng tại địa phương là rất cao, bởi yếu tố dịch tễ của đợt dịch trước xuất hiện tại 93/108 xã, phường, thị trấn.
Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến đáng lo ngại khi đã tái phát trên diện rộng, tiếp tục đe dọa sự an toàn của đàn lợn và ngăn chặn xu thế tái đàn trong bối cảnh giá lợn hơi, giá thịt lợn thương phẩm đang tăng cao. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi.
Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn từ ngày 24/4. Tính đến ngày 24/6, đã có 138 hộ chăn nuôi, ở 60 xóm, thuộc 33 xã, thị trấn tại 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh tái phát dịch bệnh. Các ổ dịch rải rác tại khắp các địa phương và đáng lo ngại nhất là dịch bệnh có diễn biến phức tạp, chưa được khống chế, có chiều hướng lây lan ra diện rộng.Được biết, số heo bị mắc bệnh, tiêu hủy là 600 con, tổng trọng lượng trên 25 tấn.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Cao Bằng Tống Kim Long chia sẻ, dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn do 3 nguyên nhân. Một số hộ chăn nuôi tái đàn mua con giống không rõ nguồn gốc, mang theo mầm bệnh, trên địa bàn chưa có trung tâm cung cấp giống lợn bảo đảm chất lượng. Việc vận chuyển lợn hơi, sản phẩm từ lợn từ bên ngoài vào địa bàn mang theo mầm bệnh, khó kiểm soát. Dịch tái phát từ các ổ dịch cũ; xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.