Về đầu trang

Giá heo hơi hôm nay 30/6: Miền Bắc đi ngang, đà giảm tiếp diễn tại miền Trung

Posted by admin
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc:

Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi đứng yên so với ghi nhận cuối ngày hôm qua. Hầu hết các địa phương trong vùng đều có giá thu mua từ 90.000 – 91.000 đồng/kg như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ hay Tuyên Quang. Còn ở Hưng Yên, giá vẫn duy trì ở mức cao, đạt 92.000 đồng/kg trong ngày thứ 6 liên tiếp. Đây cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về giá thu mua.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

91.000

Yên Bái

90.000

Lào Cai

90.000

Hưng Yên

92.000

Nam Định

91.000

Thái Nguyên

90.000

Phú Thọ

91.000

Thái Bình

90.000

Hà Nam

90.000

Vĩnh Phúc

91.000

Hà Nội

90.000

Ninh Bình

90.000

Tuyên Quang

91.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tiếp tục giảm sâu ở một số tỉnh, thành. Cụ thể, có chung mức giảm 2.000 đồng/kg, Quảng Trị, Bình Định, Ninh Thuận cùng thu mua heo hơi với giá 75.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Quảng Bình và Thừa Thiên Huế là 76.000 đồng/kg, còn Quảng Nam là 77.000 đồng/kg. Riêng tại Bình Thuận, giá giảm sâu xuống còn 74.000 đồng/kg, mức thấp kỉ lục trong khu vực. Còn tại Thanh Hóa và Nghệ An, giá thu mua vẫn duy trì ở ngưỡng khá cao, đạt mốc 87.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

87.000

Nghệ An

87.000

Hà Tĩnh

85.000

Quảng Bình

76.000

-2.000

Quảng Trị

75.000

-2.000

Thừa Thiên Huế

76.000

-2.000

Quảng Nam

77.000

-2.000

Quảng Ngãi

77.000

Bình Định

75.000

-2.000

Khánh Hoà

84.000

Lâm Đồng

84.000

Đắk Lắk

82.000

Ninh Thuận

75.000

-2.000

Bình Thuận

74.000

-2.000

Giá heo hơi hôm nay tại Miền Nam

Thị trường heo hơi miền Nam không có thay đổi mới so với ngày hôm qua, mức giá giao dịch vẫn được duy trì quanh ngưỡng 85.000 đồng/kg.Giảm 2.000 đồng/kg, heo hơi được thu mua với giá 84.000 đồng/kg tại An Giang. Trong khi đó, Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Vũng Tàu tiếp tục ổn định ở mức 83.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại có giá thu mua lần lượt từ 84.000 – 85.000 đồng/kg như Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang hay Vĩnh Long…

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

83.000

Đồng Nai

85.000

TP HCM

83.000

Bình Dương

83.000

Tây Ninh

83.000

Vũng Tàu

83.000

Long An

88.000

Đồng Tháp

85.000

An Giang

84.000

-2.000

Vĩnh Long

85.000

Cần Thơ

87.000

Kiên Giang

86.000

Hậu Giang

84.000

Cà Mau

85.000

Tiền Giang

85.000

Bạc Liêu

85.000

Trà Vinh

84.000

Bến Tre

86.000

Sóc Trăng

85.000

Một số thông tin cho rằng, lô heo sống đầu tiên mới nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam có những chất cấm và sẽ phải cách ly 45 ngày để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.Tuy nhiên, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bác bỏ thông tin trên và khẳng định heo nhập khẩu về nước đều an toàn.

Cũng theo thông tin từ Cục Thú y, tất cả những lô heo sống nhập từ Thái Lan về Việt Nam đều có chứng nhận không sử dụng thức ăn có các chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của cả hai nước.

Bên cạnh đó, cơ quan Thú y hai nước cũng đã thống nhất về các yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc xuất khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm và không gặp vướng mắc gì.

Theo dự kiến, lô heo sống sẽ được vận chuyển từ cơ sở nuôi cách ly tại tỉnh Nghệ An về tỉnh Hà Nam – nơi có chợ đầu mối buôn bán gia súc, gia cầm lớn nhất miền Bắc – để tiêu thụ.

Heo thịt nhập khẩu từ Thái Lan sẽ được nuôi ở khu cách ly kiểm dịch. Sau đó được lấy mẫu xét nghiệm, nếu kết quả âm tính với dịch tả heo Châu Phi và các bệnh trên heo thì cơ quan thú y sẽ cấp chứng nhận đảm bảo điều kiện đưa đi giết mổ

Trước và ngay trong lúc ban ngành chức năng cho phép nhập khẩu lợn sống nguyên con, đã có không ít ý kiến nghi ngại việc nhập như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến nội lực chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nhiều người nuôi lại cho rằng, nhập khẩu lợn chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi lợn trong nước phát triển.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu lợn sống chính ngạch, với kỳ vọng sẽ kéo nhanh mặt bằng giá thịt lợn trong nước về mức hợp lý – điều mà thịt lợn đông lạnh chưa làm được vì người tiêu dùng không chuộng.

Lo ngại dội chợ

Cùng với nguyên nhân sức mua giảm do giá tăng quá nóng trước đó (giá heo hơi có thời điểm hơn 100.000 đồng/kg), thông tin nhập lợn sống đã tác động ít nhiều, khiến giá lợn hơi trong nước giảm xuống khoảng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 5.

Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000-88.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, giá heo hơi hôm nay có nơi đã giảm xuống còn 83.000-84.000 đồng.

Tuy nhiên, mức giảm này chưa đồng bộ, có nơi trong 2 ngày cuối tuần qua lại tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg. Đáng chú ý giá heo hơi hôm nay ở Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P vẫn neo ổn định ở mức 81.000 đồng/kg.

thông tin Bộ NNPTNT cho nhập lợn sống về nước đã khiến ông Thể và nhiều hộ chăn nuôi khác lúng túng. Việc chăn nuôi không phải một sớm một chiều. Tái đàn từ lợn hậu bị phải mất cả năm sau mới khai thác, mới bắt đầu cho thu nhập.

Trong khi Chính phủ khuyến khích dân tăng và tái đàn, với đà này thì chỉ e, sau nửa năm, đàn lợn của dân “đụng” đàn lợn nhập khẩu, lại tái diễn cảnh dội chợ, rớt giá tiếp. Thời gian này mà cho nhập ào ạt về số lượng lớn lại gây khổ cho người nuôi. Vấn đề mâu thuẫn ở chỗ, giá thành chăn nuôi lợn hiện cũng đã tăng lên rất cao so với trước đây.

Lợi ích lâu dài

Bộ NNPTNT đã cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về với mục đích nuôi tái đàn hoặc giết mổ làm thực phẩm. Tính đến thời điểm này, đã có 2 lô hàng lợn Thái Lan về tới Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi gửi thông báo tăng giá cám từ 100-300 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là dịch Covid-19 làm giá nguyên liệu tăng từ 5-10%, nên giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo. Đặc biệt là những nguyên liệu như vitamin, khoáng chất, axit amin hay các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc đều tăng ít nhất 50% trở lên.

Người chăn nuôi bị lệ thuộc nhiều vào nguồn cám của công ty, khiến giá thành sản xuất ra luôn cao hơn các nước. Lợn nhập khẩu về với giá thấp sẽ buộc các công ty phải điều chỉnh lại giá cám ở mức hợp lý, đảm bảo có lợi cho mình và cho cả người chăn nuôi.

Khi giá thị trường xuống thấp, người nuôi buộc phải lựa chọn các phương án cho giá thành thấp. “Doanh nghiệp phải giảm giá cám thì mới có nguồn tiêu thụ để bán tiếp, cũng như tính toán khấu hao lời lỗ trong các dây chuyền sản xuất”

Với người chăn nuôi, nông dân bây giờ dám tái đàn, tăng đàn thì phải là những người có điều kiện về vốn chứ không nuôi tràn lan như xưa. Khi đã có vốn, họ phải tính toán để không lệ thuộc đại lý cám. Bản thân đại lý cám cũng không bán thiếu như trước. Nông dân vì thế phải tính toán giá đầu vào hợp lý để quy trình nuôi, đàn lợn vẫn tăng trọng và chất lượng thịt tốt. “Nếu tính toán đúng thì họ sẵn sàng quay lưng với cám viên từ công ty”

Trả lời