Về đầu trang

Giá heo hơi tham khảo ngày hôm nay 13/6 tại các tỉnh thành trong cả nước

Posted by admin
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc:

Thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giảm sâu từ 1.000 – 4.000 đồng/kg sau thông tin heo sống chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 12/6.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

93.000

-1.000

Yên Bái

92.000

-3.000

Lào Cai

92.000

-3.000

Hưng Yên

92.000

Nam Định

91.000

-2.000

Thái Nguyên

92.000

Phú Thọ

88.000

Thái Bình

93.000

-4.000

Hà Nam

93.000

Vĩnh Phúc

90.000

Hà Nội

90.000

-4.000

Ninh Bình

94.000

-1.000

Tuyên Quang

91.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung

Heo hơi khu vực miền Trung Tây Nguyên hôm nay sau một ngày đứng yên đã bắt đầu lao dốc, giảm từ 1.000 – 4.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

90.000

Nghệ An

90.000

-1.000

Hà Tĩnh

89.000

Quảng Bình

86.000

-2.000

Quảng Trị

84.000

-1.000

Thừa Thiên Huế

86.000

-2.000

Quảng Nam

88.000

-3.000

Quảng Ngãi

84.000

-4.000

Bình Định

84.000

-4.000

Khánh Hoà

93.000

-1.000

Lâm Đồng

90.000

-3.000

Đắk Lắk

85.000

Ninh Thuận

86.000

Bình Thuận

90.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam

Thị trường miền Nam lao dốc mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương, mức giảm sâu nhất lên đến 5.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

90.000

Đồng Nai

88.000

-5.000

TP HCM

87.000

-3.000

Bình Dương

90.000

-2.000

Tây Ninh

90.000

-3.000

Vũng Tàu

90.000

Long An

92.000

-1.000

Đồng Tháp

92.000

-1.000

An Giang

92.000

Vĩnh Long

88.000

Cần Thơ

90.000

-1.000

Kiên Giang

90.000

Hậu Giang

90.000

Cà Mau

86.000

Tiền Giang

91.000

-1.000

Bạc Liêu

90.000

Trà Vinh

90.000

Bến Tre

90.000

-1.000

Sóc Trăng

91.000

-1.000

Giá heo hơi sẽ hạ nhiệt sau khi nhập heo sống từ Thái Lan?

5 triệu con heo Thái Lan sẵn sàng về Việt Nam

Liên quan việc lần đầu tiên cho phép nhập khẩu heo sống từ các nước mà trước mắt là Thái Lan về Việt Nam từ hôm nay, 12/6, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã có 8 doanh nghiệp Thái Lan có các trang trại chăn nuôi đủ điều kiện để nhập heo sống sang Việt Nam.

Hiện 8 doanh nghiệp chăn nuôi Thái Lan này có khoảng 5 triệu con heo. Tuy nhiên, số heo nhập khẩu về có thể thay đổi do nhu cầu của doanh nghiệp.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết Cục và đại diện phía Thái Lan đã thỏa thuận xong mẫu chứng nhận kiểm dịch, đề nghị phía Thái Lan cung cấp mẫu kiểm dịch. Hiện heo Thái Lan không có các bệnh Nipah, Teschen, dịch tả heo châu Phi, viêm mụn nước…

Đồng thời, heo được phép xuất khẩu về Việt Nam phải nằm trong vùng bán kính 10 km không có dịch bệnh trong 12 tháng; heo không được tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nơi xuất hàng; không có biểu hiện bệnh vào ngày xuất khẩu.

Heo giết mổ không được sử dụng thức ăn có chất cấm, tiêm phòng các loại dịch bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, được lấy mẫu xét nghiệm không quá 30 ngày và âm tính với dịch tả heo châu Phi.

Cục Thú y chịu trách nhiệm tăng cường lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu heo sống vào Việt Nam; chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong việc nhập khẩu heo sống.

Trong thời gian này, để hạn chế tình trạng nhập heo lậu qua biên giới, Bộ sẽ có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố đẩy mạnh quản lí nhập khẩu ở các cửa khẩu, đặc biệt là đối với heo sống và kì vọng tình trạng này sẽ được ngăn chặn, tránh tiềm ẩn nguy cơ tái dịch trong nước.

Giá heo trong nước chắc chắn sẽ giảm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định quyết định nhập khẩu heo sống từ các nước mà trước mắt là từ Thái Lan về để nuôi và giết mổ, sẽ tác động và khiến giá thịt heo trong nước không còn “sốt” như thời gian qua.

Theo ông Tiến, khảo sát cho thấy Thái Lan có nền chăn nuôi tiên tiến, giá thịt heo thấp hơn giá trong nước. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu chắc chắn cũng có tính toán, cân đối giá thành, chi phí vận chuyển, hao hụt, cách li, lấy mẫu xét nghiệm…

Thứ trưởng khẳng định không thể có chuyện nhập heo sống về nhưng cuối cùng giá lại cao hơn thị trường trong nước mà ngược lại khi nhập khẩu heo sống vào Việt Nam, giá thịt heo trên thị trường sẽ hạ nhiệt.

Trước lo ngại nếu ồ ạt cho nhập khẩu heo sống từ Thái Lan với giá cạnh tranh sẽ gây khó khăn cho người chăn nuôi trong nước, gián tiếp cản trở công tác tái đàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói việc nhập khẩu trên tinh thần đảm bảo lợi ích các nhóm đối tượng từ người chăn nuôi, giết mổ, phân phối và người tiêu thụ.

Ông nêu quan điểm đến thời điểm phù hợp, cơ quan chuyên môn sẽ tính toán, cho dừng nhập khẩu.

Việc nhập khẩu heo sống về nước để nuôi và giết mổ hiện nay nhằm giải quyết bài toán nguồn cung trong nước chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch tả heo châu Phi, trong khi người tiêu dùng chưa có thói quen dùng thịt heo đông lạnh.

Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thịt heo, tăng hơn 300% so với cùng kì năm. Lượng thịt nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Nga.

Việt Nam cũng nhập khẩu hơn 7.700 con heo giống, tăng hơn 300% so với tổng số heo giống nhập khẩu năm 2019.

Song song đó, ngành nông nghiệp cũng tích cực tăng đàn, tái đàn sau dịch tả heo châu Phi. Theo báo cáo của 63 tỉnh thành, đến cuối tháng 5/2020, tổng đàn heo cả nước đã đạt 24,89 triệu con, bằng 80% so với cuối năm 2018, đây là thời điểm đàn heo ở mức cao ổn định. Tốc độ tái đàn được đánh giá là nhanh và thuận lợi.

Tuy nhiên, với hàng loạt biện pháp thực hiện, giá thành thịt heo trong nước chưa “hạ nhiệt” theo yêu cầu của Chính phủ về mức 60.000 đồng/kg, tiến tới giảm về như trước thời điểm dịch tả châu Phi, mà ngược lại ngày càng tăng cao.

Trả lời