Giá xăng dầu hôm nay 15/7: Dịch COVID-19 tăng cao tại Mỹ, giá dầu tiếp tục giảm
Giá xăng dầu hôm nay 15/7, giá dầu tiếp tục giảm sau khi đã giảm ở phiên trước đó, dầu giảm do sự gia tăng thêm số ca nhiễm COVID-19 tại các tiểu bang của Mỹ.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Giá xăng dầu hôm nay, ngày 15/7, tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:
– Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 8): 39,22 USD/thùng – giảm 67 cent
– Giá dầu Brent (giao tháng 9): 42,05 USD/thùng – giảm 96 cent
– Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 11): 28.320 JPY/thùng – giảm 230 JPY so với phiên ngày hôm qua.
Giá dầu đã giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch hôm qua do các báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 mới đang tăng nhanh tại các tiểu bang của Mỹ làm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thị trường xuống thấp.
Giá dầu thô WTI của Mỹ ước tính giảm 35 cent xuống 39,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 27 cent xuống 42,45 USD/thùng. Vào lúc 05:20 GMT.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 5h30 ngày 15/7
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 11 | Tokyo | 28.230 | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 10 | ICE | 42,050 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 8 | Nymex | 39,250 | USD/thùng |
Thống đốc bang California hôm thứ Hai đã ra lệnh cấm các quán bar đóng cửa và các nhà hàng, rạp chiếu phim, vườn thú và bảo tàng ở bang đông dân nhất nước này phải ngừng hoạt động trong nhà khi các trường hợp nhiễm COVID-19 và phải nhập viện tăng vọt.
Hai khu học chánh lớn nhất của bang, ở Los Angeles và San Diego, cũng cho biết họ sẽ chỉ dạy trực tuyến khi trường học hoạt động trở lại vào tháng Tám.
Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu về mức tiêu thụ nhiên liệu sau này vào thứ Ba từ tập đoàn công nghiệp Viện Dầu khí Mỹ và vào thứ Tư từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Các nhà phân tích ước tính các kho dự trữ xăng của Mỹ đã giảm 900.000 thùng và tồn kho dầu thô giảm 2,3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 10/7, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy.
Với sự tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu bị cản trở, thị trường đang chờ đợi phía Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh OPEC+ về cuộc họp sắp diễn ra trong tuần này.
Kho chứa dầu thô của Trung Quốc gần hết công suất
Khối lượng lớn tàu chứa dầu nằm ngoài cảng
Theo trang Oilprice, rung Quốc đã tận dụng giá dầu lao dốc xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào tháng 4 và tháng 5 để nhập khẩu số lượng lớn dầu thô.
Số dầu thô đó hiện tại đang được chứa trên các tàu chở dầu lớn đậu ngoài cảng, gây tắc nghẽn giao thông đường thuỷ bởi Trung Quốc không thể nhanh chóng vận chuyển chúng vào các kho chứa trên đất liền.
Càng nhiều tàu chở dầu cập bến, các kho chứa trên bờ càng tiếp nhận nhiều thùng dầu thô đến nỗi các kho đang có nguy cơ quá tải.
Theo báo cáo của hãng tin địa phương Caixin News dựa trên những con số do công ty Oilchem China cung cấp vào đầu tuần trước “tính đến thứ Tư (8/7) Trung Quốc đã sử dụng 69% công suất của kho chứa dầu tương đương với 33,4 triệu tấn, tăng 24% so với năm trước”.
Trong khi đó các chuyên gia cho rằng 70% là giới hạn công suất của quốc gia này. Điều này cho thấy các kho chứa đang ở mức báo động dư thừa dầu thô.
Tuần qua, tờ Bloomberg đưa tin về con tàu Maran Apollo với chiều dài 330m, biểu tượng cho sự lớn mạnh của thị trường dầu thô hiện là một trong rất nhiều những con tàu đang đậu tại cảng Trung Quốc.
“Con tàu chở 2 triệu thùng dầu thô Mỹ sau khi rời khỏi vùng biển Caribbean đã hướng thẳng về Trung Quốc với vận tốc 11,5 hải lí/giờ”.
“Tuy nhiên Maran Apollo không phải chỉ mới khởi hành vài ngày trước mà đã xuất phát từ đầu tháng 5. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, con tàu này đã đậu ở vịnh Mexico hơn hai tháng do không có người mua”.
Việc Maran Apollo di chuyển đến cảng Rizhao của Trung Quốc cho thấy nhu cầu của các công ty lọc dầu đang tăng mạnh.
Tuy nhiên không phải bất kì loại dầu thô nào cũng được sử dụng.
Các công ty lọc dầu đang nhắm tới dầu thô chua vừa và nặng (dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao và tương đối đặc) được Arab Saudi và các quốc gia đồng minh bơm cũng như dầu thô được bơm ngoài khơi ở vịnh Mexico đang được chứa trên tàu Maran Apollo.
Thông thường dầu Urals của Nga và dầu Arab Light của Arab Saudi là hai loại thông dụng nhất.
Tuy nhiên hiện nay nguồn cung hai loại dầu thô này thiếu hụt do thỏa thuận cắt giảm sản lượng lớn nhất trong lịch sử của OPEC+.
Còn đường phục hồi thị trường dầu vẫn còn xa
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ không cắt giảm các loại dầu thô cũ khỏi thị trường dầu đang bão hoà mà cắt giảm các loại dầu có nhu cầu tiêu thụ cao.
Điều này gây ra nhiều vấn đề cho thị trường dầu đang cố gắng quay trở lại trạng thái bình thường.
Theo Bassam Fattouh, giám đốc viện nghiên cứu năng lượng Oxford “Việc OPEC+ mạnh tay cắt giảm sản lượng cùng với sự phục hồi nhu cầu đã giúp tái cân bằng thị trường. Tuy nhiên sự phục hồi này không cân bằng khi nhu cầu dầu thô chua vừa và nặng cao hơn dầu ngọt nhẹ”.
Sự thiếu hụt dầu thô chua vừa và đặc biệt là dầu thô ngọt nhẹ với hàm lượng lưu huỳnh thấp cũng khiến giá dầu thông thường trong tình trạng biến động.
Thông thường, giá những loại dầu này khá rẻ do nguồn cung nhiều. Tuy nhiên việc cắt giảm đáng kể các loại dầu thô chua vừa đã khiến giá dầu này tăng vọt.
Mặc dù giá dầu phục hồi có thể được coi là một dấu hiệu thành công cho OPEC + và các chiến lược cắt giảm sản lượng, thị trường hiện tại không hoàn toàn phục hồi.
Thị trường đang dần bình ổn một cách chậm chạp và chịu nhiều tác động khó lường của nền kinh tế như cắt giảm sản lượng, các gói kích thích tăng trưởng và hàng loạt các yếu tố tác động bên ngoài. Con đường phục hồi thị trường dầu vẫn còn khá dài và không dễ dàng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Chiều ngày 13/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường được giữ ổn định so với giá hiện hành.
Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Xăng E5RON92: không cao hơn 14.258 đồng/lít;
Xăng RON95-III: không cao hơn 14.973 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 12.114 đồng/lít;
Dầu hỏa: không cao hơn 10.038 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.903 đồng/kg.
Mức giá này bắt đầu có hiệu lực từ 15h ngày 13/7.