Lúa mì từ Ucraina được phép nhập khẩu trở lại Việt Nam kể từ ngày 5/6 và những ảnh hưởng của thị trường
Vai trò của lúa Ucraina với thị trường Việt Nam
Như tin TRUNG THÀNH đã đưa ngày 5/6, Bộ NN và PTNT ban hành quyết định số 2061/QĐ-BNN-BVTV về việc tiếp tục nhập khẩu lúa mì từ Ucraina. Theo đó, lúa mì từ Ucraina được nhập khẩu trở lại Việt Nam kể từ ngày ký quyết định (tức ngày 5/6) với điều kiện giám sát kiểm dịch chặt chẽ. Trước đó, vào ngày 12/11/2015, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định 4680/QĐ-BNN-BVTV về việc tạm ngừng nhập khẩu lúa mỳ từ Ucraina do nhiễm mọt Sitophilus granarius Linnaeus.
Trong lịch sử, Ucraina đã từng là nhà cung cấp lúa mì lớn thứ 2 cho Việt Nam, chỉ sau Úc, vào năm 2010. Tuy nhiên, sang giai đoạn từ 2011-2015 (trước thời điểm lệnh cấm được ban hành) thì lượng lúa mì từ Ucraina về Việt Nam giảm mạnh do lúa Ucraina kém cạnh tranh hơn về giá so với các thị trường khác do nguồn cung lúa của Ucraina giảm mạnh. Kể từ năm 2016 trở lại đây, nguồn cung lúa mì từ Ucraina trở nên dồi dào hơn rất nhiều với mức giá cạnh tranh nhưng do đối mặt với lệnh cấm kéo dài nên lúa Ucraina không còn được đưa về Việt Nam.
Hình 1: Giá trị lúa mì nhập khẩu của Việt Nam từ Ucraina giai đoạn 2008-2018 (triệu USD)
Hình 2: Giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam từ Ucraina và các thị trường khác giai đoạn 2008-2018 (triệu USD)
Hình 3: Thị phần nhập khẩu lúa mì của Việt Nam từ các thị trường năm 2017-2018 (%)
Với nguồn cung lúa mì dồi dào cùng mức giá hấp dẫn và không bị chịu thuế nhập khẩu, lúa Nga – một đồng hương của Ucraina từ khu vực biển Đen vươn lên thống lĩnh tại thị trường Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 khi chiếm tới hơn 40% thị phần nhập khẩu lúa mì nói chung (gồm cả lúa mì xay xát và lúa mì TACN). Tuy nhiên, từ đầu tháng 5/2018 trở lại đây, tất cả các tàu lúa Nga về Việt Nam đều bị dính cỏ dại Cirsium Arvense- đối tượng kiểm dịch thực vật đặc biệt thuộc nhóm 1 của Việt Nam thì lúa Nga đối diện với nguy cơ bị tái xuất hoặc cấm nhập khẩu về Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các tàu lúa Nga về Việt Nam bị dính cỏ dại đều được cho thông quan nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ ở khâu giao nhận về các nhà máy. Do việc kiểm tra tương đối phức tạp, gây phiền phức cho các doanh nghiệp khi mua và sử dụng, nên nhiều nhà máy TACN có xu hướng chuyển sang nhập khẩu các nguồn cung lúa khác để thay thế cho Nga trong trường hợp lúa Nga bị phát hiện cỏ dại trong các lô hàng sắp tới về cảng. Lúa EU (gồm chủ yếu là lúa Bulgaria, Romania, Pháp) đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, với quyết định 2061 cho nhập khẩu trở lại lúa mì Ucraina kể từ ngày 5/6 thì lúa Ucraina có thể được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
Bảng 1: Chào giá lúa mì xay xát và lúa mì TACN về Việt Nam hôm 5/6 (USD/tấn CNF, hàng giao tháng 7/8)
Chủng loại |
Giá (USD/tấn CNF) | Thuế nhập khẩu (%) |
Ucraina – milling 11.5% | 233 |
5% |
Nga – milling 12.5% |
242 | 0% |
Romania – milling 12.5% | 244 |
5% |
Nga – Feed |
228 | 0% |
Ucraina- Feed | 228 |
0% |
EU- Feed |
228 |
5% |
AgroMonitor Tổng hợp
Như vậy, nếu theo bảng giá chào về Việt Nam như trên thì lúa Nga vẫn có lợi thế hơn so với lúa Ucraina và lúa EU về mức thuế suất nhập khẩu 5% (tương đương 11-12 USD/tấn) trong ngắn hạn.
Triển vọng nhập khẩu năm 2018/2019
Theo số liệu báo cáo cung cầu ngũ cốc thế giới tháng 5/2018 của Bộ NN Mỹ, mặc dù Nga, Ucraina hay EU đều có sự suy giảm về sản lượng lúa mì niên vụ 2018/2019 do thời tiết không thuân lợi nhưng Nga giảm mạnh nhất với mức giảm lên tới gần 13 triệu tấn còn Ucraina và EU giảm nhẹ khoảng 1 triệu tấn. Do đó, quy mô xuất khẩu lúa mì của Nga năm 2018/2019 được dự báo giảm tới 3 triệu tấn trong khi Ucraina giảm 1 triệu tấn còn EU tăng 5 triệu tấn.
Nếu những con số dự báo trên là chính xác thì lúa Ucraina chào về Việt Nam có khả năng cạnh tranh hơn kể từ cuối năm 2018 khi vụ thu hoạch mới được bắt đầu (tháng 7 và 8 là giai đoạn thu hoạch lúa mì tại Ucraina).
Hình 4: Sản lượng lúa mì của Nga, EU và Ucraina niên vụ 2017/2018 và 2018/2019 (nghìn tấn)
Hình 5: Xuất khẩu lúa mì của Nga, EU và Ucraina năm 2017/2018 và 2018/2019 (nghìn tấn)
Nguồn : AgroMonitor