Về đầu trang

Thị trường heo hơi 3/4: Miền Bắc duy trì đà tăng giá?

Posted by admin

Giá heo hơi miền Bắc tiếp tục đà tăng?

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay có nơi tăng mạnh 2.000 – 3.000 đồng/kg lên 36.000 – 37.000 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá heo hơi dao động trong khoảng 34.000 – 40.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 34.000 – 41.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Nam hôm nay cũng khởi sắc lên khoảng 40.000 – 44.000 đồng/kg.

Trang zhujiage cho biết, giá heo hơi tại Trung Quốc bình quân đạt 15,16 nhân dân tệ/kg (tương đương 52.000 đồng/kg), giảm nhẹ so với ngày hôm qua, dù biên độ tăng của giá heo ghi nhận trong khoảng 0,02 – 1,1 nhân dân tệ/kg; còn biên độ giảm là 0,01 – 0,31 nhân dân tệ/kg.

Nghiên cứu sản xuất vacxin dịch tả heo châu Phi

Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh đề xuất về hướng nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả heo châu Phi tại Việt Nam, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, nên tập trung theo 3 hướng: Đầu tiên là sản xuất vacxin nhược độc tự nhiên (phân lập, lựa chọn chủng virus độc lực thấp từ các đàn lợn nhiễm virus nhưng không chết để sản xuất vacxin).

Hướng thứ hai là nghiên cứu sản xuất vacxin nhược độc nhân tạo bằng cách sử dụng các công nghệ sinh học để xác định, loại bỏ các đoạn gen gây độc của virus, hoặc nuôi cấy virus qua nhiều đời (trên 80 đời, giống vacxin dịch tả lợn cổ điển mà Việt Nam đã SX thành công).

Hướng thứ ba, đó là SX vacxin tái tổ hợp AND, bằng cách xác định được các kháng nguyên có khả năng tạo miễn dịch bảo hộ để cấy vào các véc-tơ khác (giống như một số hãng SX vacxin lớn trên thế giới, điển hình như Cty CEVA đang làm)…

GS.TS Cù Hữu Phú, Giám đốc nhà máy sản xuất vacxin của Cty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphave cho rằng, hiện nay, Việt Nam chỉ nên tập trung cho nghiên cứu vacxin DTLCP theo hướng vacxin nhược độc.

Các hình thức nghiên cứu sản xuất vacxin dịch tả heo châu Phi khác như vacxin tái tổ hợp, vacxin nhược độc nhân tạo, vacxin tiêu phần… các nước trên thế giới mặc dù có nền tảng công nghệ sinh học rất tiên tiến, đã nghiên cứu nhiều chục năm nay, nhưng chưa ra sản phẩm, cho thấy không khả thi, tốn kém.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Trả lời