Về đầu trang

Trung Quốc có thể giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu DDGS từ Mỹ_liệu giá DDGS chào về Việt Nam sẽ tăng mạnh?

Posted by admin

Tuần này, một số nguồn tin thương mại cho hay, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn đến DDGS của Mỹ. Một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể bỏ/giảm thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp lên mặt hàng DDGS từ Mỹ kể từ 1/7 tới đây. Chưa rõ thực hư của việc bỏ/giảm thuế của Trung Quốc ra sao nhưng hôm nay giá chào CNF cho DDGS về Việt Nam được điều chỉnh tăng mạnh tới 10 USD/tấn, lên 279/281 USD/tấn. Một số thương nhân nhận định rằng, nếu quả thực Trung Quốc bỏ/giảm thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp cho DDGS từ Mỹ thì giá DDGS của Mỹ chào về châu Á có thể tăng vọt lên trên 300 USD/tấn, thậm chí là 320 USD/tấn tùy vào mức độ điều chỉnh thuế.

Hiện thuế nhập khẩu DDGS từ Mỹ của Trung Quốc đang rất cao, mức cao nhất hơn 60% cho tổng cả hai loại thuế là chống bán phá giá và chống bán trợ cấp. Trong phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Trung Quốc vào tháng 1/2017, thuế chống bán phá giá được thiết lập từ 42,2-53,7%, tăng từ mức 33,8% trong quyết định sơ bộ vào tháng 9/2016. Thuế chống trợ cấp từ 11,2-12%, tăng từ mức 10-10,7% trước đó. Từ tháng 12/2017, Trung Quốc mới bỏ thuế VAT 11% cho DDGS nhập khẩu còn vẫn giữ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Bảng 1: Các mức thuế mà Trung Quốc đang áp dụng với DDGS nhập khẩu từ Mỹ (%)

Dòng thuế

Mức áp dụng
Thuế chống bán phá giá

42.2-53.7

Thuế chống trợ cấp

11.2-12.0
Thuế VAT

0

Nguồn: Bộ thương mại Trung Quốc

Thống kê của Bộ NN Mỹ cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2018, Mỹ mới xuất khẩu hơn 40.000 tấn DDGS sang Trung Quốc, giảm mạnh tới gần 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong lịch sử, trước khi Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cho DDGS từ Mỹ thì Trung Quốc nhập từ 4-6 triệu tấn DDGS từ Mỹ mỗi năm. Năm 2015, thời điểm Trung Quốc chưa áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thì lượng DDGS mà Mỹ xuất sang Trung Quốc đạt hơn 6 triệu tấn, chiếm tới hơn 50% tổng lượng DDGS Mỹ xuất đi tất cả các thị trường. Tuy nhiên, từ năm 2016 lượng DDGS Mỹ xuất sang Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh và hiện chỉ còn chiếm từ 2-3% tổng lượng DDGS Mỹ xuất đi các thị trường.

Khi xuất khẩu DDGS của Mỹ đi Trung Quốc gần như bị đóng băng do rào cản thuế thì Mỹ đã thúc đẩy thương mại sang các nước khu vực châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản… Do đó, năm 2017 và 2018, lượng xuất khẩu DDGS của Mỹ vẫn khá tốt với quy mô đạt trên 11 triệu tấn/năm. Việc Trung Quốc quay trở lại thị trường DDGS Mỹ trong bối cảnh 2 nước cam kết không tiến hành chiến tranh thương mại và ngừng tăng thuế lẫn nhau có thể khiến cho giá DDGS Mỹ tăng mạnh. Mặc dù một số thương nhân lo ngại nhu cầu tiêu thụ TACN tại Trung Quốc yếu do giá heo giảm sâu trong 3 tháng gần đây, tuy nhiên, với tổng đàn heo và gia cầm lớn và với lượng mua DDGS Mỹ của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt chưa tới 40.000 tấn thì bất cứ nhu cầu gia tăng nào của Trung Quốc thị trường sẽ có những biến động mạnh mẽ.

Hình 1: Lượng DDGS Mỹ xuất đi Trung Quốc trong năm 2013-3T 2018 (tấn)

Bảng 2: Lượng xuất khẩu DDGS Mỹ theo thị trường năm 2015, 2017 và 3T 2018 (tấn)

Thị trường

2015 2017

3T 2018

Mexico

1,650,235 2,181,771               515,507
Thổ Nhĩ Kỳ 207,914 1,417,098

              169,928

Hàn Quốc

635,197 984,357               256,220
Thái Lan 396,356 748,071

              256,081

Indonesia

229,315 725,513               178,236
Canada 512,229 704,867

              169,420

Nhật Bản

241,031 473,744               116,441
Trung Quốc 6,461,071 377,357

                44,338

Việt Nam

650,336 312,206               266,143
Khác           1,711,122           3,152,397

              667,891

Tổng

        12,694,806         11,077,381           2,640,205
Tỷ trọng của Trung Quốc/tổng (%)                   50.90                      3.41

                     1.68

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Bộ NN Mỹ

Thống kê từ Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 4 tháng 2018, nhập khẩu DDGS của Việt Nam từ các thị trường tăng tới gần 60% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng từ Mỹ tăng gấp 3 lần sau khi Việt Nam cho phép nhập khẩu DDGS Mỹ trở lại kể từ tháng 9/2017. Mặc dù sản lượng cám heo của Việt Nam giảm mạnh nhưng sản lượng cám gà, vịt lại ghi nhận sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước nên cho dù lượng nhập khẩu tăng nhưng giá DDGS nội địa lại duy trì ở mức cao, trên 6.000 đồng/kg tại cảng do tiêu thụ DDGS cho cám gà vẫn khá tốt. Do đó, nhiều khả năng giá DDGS nội địa sẽ được đẩy tăng mạnh theo đà tăng của giá chào nhập khẩu khi Trung Quốc quay trở lại thị trường DDGS Mỹ.

Bảng 3: Lượng DDGS Việt Nam nhập khẩu theo thị trường năm 2017-2018 (tấn)

Thị trường 4T 2017 4T 2018
Mỹ               113,590               329,854
Úc                 58,278
Canada                 32,708                 10,022
Paraguay                   5,484                   4,517
Uruguay                   4,670
Argentina                   3,729
Chile                   1,438
Đài Loan                       728
Costa Rica                       605
HongKong                       597
Malaysia                       556
Mozambique                       125
Tổng               219,792               347,109

Hình 2 :Lượng DDGS Việt Nam nhập khẩu theo thị trường năm 2016-2018 (tấn)

Nguồn : AgroMonitor

Trả lời