Trung Quốc sử dụng đậu tương trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
9
Th4
Trung Quốc sẽ đấu tranh để thay thế nguồn cung đậu tương Mỹ sau khi áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài chính của các công ty trong nước.
Nước nhập khẩu hạt có dầu hàng đầu thế giới sẽ áp thuế quan đối với đậu tương và 105 sản phẩm khác của Mỹ, một sự trả đũa dự kiến sau những hành động thương mại của Washington.
Đậu tương được coi là một trong những vũ khí quan trọng nhất trong kho vũ khí thương mại của Bắc Kinh, do xuất khẩu sang Trung Quốc suy giảm sẽ ảnh hưởng đến bang Iowa và các bang trồng nông nghiệp khác. Đậu tương là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2017, với trị giá đạt 12 tỉ USD.
Trung Quốc chiếm khoảng 60% đậu tương giao dịch toàn cầu làm thức ăn cho ngành chăn nuôi lớn nhất thế giới. Các nhà máy nghiền đậu tương để sản xuất khô đậu tương – 1 thành phần chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi.
Mark Williams, chuyên gia kinh tế châu Á tại Capital Economics cho biết “Có một điều đơn giản là trên thế giới không đủ đậu tương ngoài Mỹ để đáp ứng nhu cầu Trung Quốc”.
“Sự suy giảm phụ thuộc vào nhập khẩu”.
Brazil cung cấp 1/2 số đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc năm 2017, trong khi Mỹ xuất khẩu khoảng 33 triệu tấn, khoảng 1/3 trong tổng số. Do vậy thay thế đậu tương Mỹ sẽ không dễ dàng.
Cây trồng tại Argentina – nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 thế giới – chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, cắt giảm xuất khẩu dưới 7 triệu tấn năm 2017/18, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.
Ngoài Brazil, Mỹ và Argentina có khoảng 17 triệu tấn đậu tương đến từ các quốc gia khác.
Trung Quốc chỉ trồng khoảng 14 triệu tấn đậu tương, chủ yếu sản xuất thức ăn cho người tiêu dùng.
Có nhiều sự lựa chọn trong nước, bao gồm việc tìm kiếm nguồn dự trữ chiến lược khẩn cấp của chính phủ và điều chỉnh thành phần trong thức ăn chăn nuôi.
Một số nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang lặng lẽ lập kế hoạch dự phòng như tìm kiếm các thành phần thay thế.
Các nhà máy thức ăn chăn nuôi có thể bổ sung thêm ngô, 1 nguồn ngũ cốc dồi dào trong nước, ngũ cốc sấy khô từ phụ phẩm chưng cất (DDGS), một sản phẩm của sản xuất ethanol, hay hạt cải dầu và khô hạt bông vào thức ăn.
Tuy nhiên, duy trì tỉ lệ protein là phức tạp. Khối lượng DDGS tối đa trong thức ăn khoảng 20%, và các thành phần độc hại có trong hạt cải dầu có nghĩa là chỉ cho phép lên tới 5% trong thức ăn cho lợn, và không được cho vào thức ăn cho lợn nái hoặc lợn con.
Nhiều nhà máy cũng lo ngại rằng nhu cầu gia tăng và nguồn cung thắt chặt hơn sẽ gia tăng chi phí, đẩy giá thịt lợn tăng, nguồn thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn của Trung Quốc, và tăng chi phí sinh hoạt của người dân.
Trung Quốc đã có biểu thuế cứng đối với nhập khẩu DDGS, và đang điều tra nhập khẩu lúa miến của Mỹ, có thể xảy ra chống bán phá giá.
Mối đe dọa của hành động này đã đẩy giá xuất khẩu Brazil lên mức cao nhất và đẩy giá đậu tương thị trường nội địa và giá khô đậu tương kỳ hạn tăng.
“Tôi không muốn Trung Quốc leo thang căng thẳng thương mại”, nhà quản lý thu mua thức ăn chăn nuôi lo ngại về giá tăng cao và thiếu nguồn thức ăn thay thế có hàm lượng protein tương đương với khô đậu tương.