Về đầu trang

Giá heo hơi hôm nay 1/7: Dịch tả hoành hành trở lại, heo hơi cả nước đứng yên

Posted by admin
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc

Thị trường heo hơi miền Bắc hôm nay tiếp tục tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg ở một số địa phương.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

91.000

Yên Bái

92.000

Lào Cai

90.000

Hưng Yên

92.000

Nam Định

90.000

Thái Nguyên

91.000

+1.000

Phú Thọ

90.000

Thái Bình

93.000

+1.000

Hà Nam

90.000

Vĩnh Phúc

92.000

Hà Nội

92.000

Ninh Bình

93.000

Tuyên Quang

93.000

+2.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung

Sau nhiều ngày liên tục giảm sâu, giá heo hơi hôm nay miền Trung, Tây nguyên bất ngờ đứng yên, không có điều chỉnh mới.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

87.000

Nghệ An

87.000

Hà Tĩnh

85.000

Quảng Bình

76.000

Quảng Trị

75.000

Thừa Thiên Huế

76.000

Quảng Nam

77.000

Quảng Ngãi

77.000

Bình Định

75.000

Khánh Hoà

85.000

Lâm Đồng

85.000

Đắk Lắk

82.000

Ninh Thuận

75.000

Bình Thuận

74.000

Trước tình hình dịch tả heo châu Phi có nguy cơ tái phát và lây lan trên diện rộng, trong thời gian tới sẽ phát triển chăn nuôi heo theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sang tập trung trang trại.

Hướng đến xã hội hóa từ khâu sản xuất, cung ứng giống heo, cũng như phát triển các trang trại có quy mô vừa, liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Về việc tái đàn heo trở lại, không phát triển ồ ạt. Chỉ những vùng nào, những hộ dân, những tổ chức cá nhân và hộ gia đình đảm bảo an toàn dịch bệnh nuôi theo hướng an toàn sinh học thì đẩy mạnh phát triển lại.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam

Tại miền Nam, đà giảm đã chững lại từ tuần trước, giá heo hơi hôm nay đứng yên, dao động quanh mốc 85.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

83.000

Đồng Nai

85.000

TP HCM

83.000

Bình Dương

83.000

Tây Ninh

83.000

Vũng Tàu

83.000

Long An

88.000

Đồng Tháp

86.000

An Giang

84.000

Vĩnh Long

85.000

Cần Thơ

87.000

Kiên Giang

86.000

Hậu Giang

85.000

Cà Mau

85.000

Tiền Giang

85.000

Bạc Liêu

85.000

Trà Vinh

86.000

Bến Tre

87.000

+1.000

Sóc Trăng

85.000

Nhập khẩu thêm 2.470 con lợn sống từ Thái Lan
Đêm 30/6, tại Cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, 2.470 con lợn thịt để giết mổ làm thực phẩm và lợn hậu bị đã được kiểm tra, kiểm dịch và nhập khẩu qua cửa khẩu này để bổ sung nguồn cung cho thị trường trong nước và tái đàn, tăng đàn.
 Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là lô lợn nhập khẩu lớn nhất từ Thái Lan kể từ khi Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn sống từ nước này.

Ngoài việc nhập khẩu lợn thịt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường nhập khẩu lợn hậu bị, lợn con thương phẩm để đáp ứng nhu cầu tái đàn, tăng đàn của các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lớn có đủ điều kiện về chăn nuôi an toàn sinh học.

Đợt này, Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức nhập khẩu 640 con lợn hậu bị. Như vậy, đến nay, công ty này đã nhập hơn 5.000 con lợn hậu bị và đã đưa ra thị trường sau khi đảm bảo đủ điều kiện về cách ly là trên 2.500 con.

Ông Nguyễn Tất Châu, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết, số lượng lợn nhập khẩu này nhằm phục vụ cho các trại vệ tinh của công ty tăng đàn và các trang trại đặt hàng.

Nhằm góp phần hạ nhiệt giá lợn thịt trong nước cũng như tái đàn của người dân, tuần tới, công ty dự kiến bắt đầu nhập khẩu lợn con thương phẩm với số lượng đăng ký là 200.000 con và 150.00 con lợn thịt để giết mổ.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại, dịch vụ quốc tế Đồng Lợi cho biết, đêm qua, công ty cũng đã làm thủ tục nhập khẩu 330 con lợn thịt để giết mổ làm thực phẩm. Đây là lô lợn thứ 2 được công ty nhập khẩu trong vòng gần 1 tháng trở lại đây nâng tổng số lợn nhập khẩu của công ty gần 1.000 con.

Các lô hàng nhập khẩu được sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chuyên môn thú y và hải quan tại cửa khẩu nên diễn ra rất thuận lợi.

Khi hàng về đến cửa khẩu, thời gian các đơn vị chuyên môn thực hiện kiểm tra, kiểm dịch và sang xe chỉ trong vòng 30 phút/xe.

Công ty cam kết bằng mọi biện pháp giảm các loại chi phí như: vận chuyển, cách ly, chăm sóc… để giá lợn bán ra thị trường thấp nhất có thể nhằm bình ổn giá cho người tiêu dùng. Nguồn hàng này dự kiến sau khi xét nghiệm đáp ứng đủ các yêu cầu sẽ xuất bán cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, kế hoạch của công ty nhập khẩu khoảng 1.000 con/ngày cung cấp thực phẩm cho thị trường miền Trung – Tây Nguyên cũng như các đối tác ở những địa phương trên cả nước có yêu cầu.

Theo quy định, lợn sống nhập khẩu sẽ được Chi cục Thú y vùng 3 kiểm tra hồ sơ nhập khẩu của doanh nghiệp và kiểm tra thực tế lô hàng.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đàn lợn không có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh truyền nhiễm thì cơ quan kiểm dịch sẽ làm thủ tục cho phép vận chuyển về khu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Lê Đình Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 cho rằng, việc tăng cường nhập khẩu lợn hậu bị, lợn thịt sẽ đáp ứng con giống phục vụ tái đàn và nhu cầu thực phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Huệ, việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan được kiểm soát rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Lợn trước khi được nhập từ Thái Lan đã được Cục Thú y đánh giá an toàn về dịch bệnh và an toàn về thực phẩm. Trước khi đưa về Việt Nam, lợn được xét nghiệm các loại bệnh theo yêu cầu của Cục Thú y.

Sau khi về Việt Nam, lợn tiếp tục được kiểm tra lâm sàng và tiếp tục đưa về khu cách ly để kiểm tra giám sát và lấy mẫu xét nghiệm để thêm một lần nữa khẳng định đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Hiện nay, các lô hàng lợn thịt nhập khẩu được đảm bảo hoàn thành việc xét nghiệm trong vòng 5 ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa đi tiêu thụ. Còn lợn hậu bị, lợn con sẽ được cách ly 14 ngày và tiêm phòng các bệnh bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa về nuôi.

Ngoài 2 doanh nghiệp trên, đêm qua, 3 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH MTV LB Phú Trọng, Công ty TNHH Tân Triều T&P, Công ty TNHH ATVN, mỗi doanh nghiệp cũng nhập khẩu 500 con lợn thịt.

Theo Chi cục Thú y vùng 3, đến nay, Cửa khẩu Lao Bảo đã làm thủ tục nhập khẩu cho gần 5.800 con lợn hậu bị và trên 3.800 con lợn thịt để giết mổ làm thực phẩm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp cũng đã nhập khẩu hơn 90.000 tấn thịt lợn nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước.

Trung Quốc lại phát hiện chủng cúm lợn mới, có thể gây “đại dịch”

Trong bài đăng ngày 29/6 trên tạp chí khoa học Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã tìm ra một chủng cúm lợn mới có nguy cơ trở thành đại dịch. Họ đặt tên cho chủng cúm này là G4 EA H1N1, nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây đại dịch hồi năm 2009.

G4 có “mọi đặc điểm cần thiết để lây nhiễm cho con người”, theo nhóm tác giả, gồm các nhà khoa học đến từ các trường đại học Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc.

Từ năm 2011 đến năm 2018, các nhà nghiên cứu đã lấy 30.000 mẫu xét nghiệm từ mũi lợn tại các lò mổ ở 10 tỉnh Trung Quốc và từ một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập 179 virus cúm lợn. Phần lớn trong số này là một chủng virus mới phổ biến trên lợn từ năm 2016.

Các nhà nghiên cứu sau đó tiến hành nhiều thử nghiệm, bao gồm trên chồn – thường được dùng trong nghiên cứu cúm bởi chúng có những triệu chứng tương tự con người như sốt, ho và hắt hơi.

G4 được cho là có khả năng lây nhiễm cao, nhân bản bên trong tế bào con người và tạo ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ở chồn hơn những virus khác. Kết quả các xét nghiệm cho thấy miễn dịch con người có được từ cúm mùa không tạo ra sự bảo vệ trước G4.

Theo kết quả xét nghiệm máu, cho thấy kháng thế được tạo ra khi tiếp xúc với virus, ước tính 10,4% số nhân lực ngành lợn đã nhiễm virus, lên tới 4,4% tổng dân số đã phơi nhiễm G4. Virus đã lây từ động vật sang người nhưng chưa có bằng chứng có thể lây từ người sang người. Đây là mối lo chính của các nhà khoa học.

“Con người nhiễm G4 sẽ đẩy nhanh khả năng thích nghi của virus này, tăng nguy cơ xảy ra một đại dịch”, nhóm nhà khoa học viết. Họ kêu gọi có các biện pháp khẩn cấp để theo dõi những người làm việc liên quan đến lợn.

Trả lời